Rùng mình với công nghệ làm tươi thịt bằng phân bón

13:20, Thứ sáu 09/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tảng thịt đã tái nhợt, bốc mùi, chảy nước, chỉ cần ngâm 15 phút trong nước pha KNO3 là đã trở nên hồng hào, tươi roi rói.

Công nghệ săm pết không còn quá xa lạ với những người bán thịt, nhất là vào những ngày trời nóng, độ ẩm thấp, thịt dễ bị hư hỏng. Chị Trần Thị Hòa trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội, cách đây vài hôm, chị mua một miếng thịt ở chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội về nhà để nấu cơm tối. Miếng thịt còn rất tươi. Tuy nhiên khi nấu lên thịt lại rất hôi và có mùi thiu. Chị lấy một phần còn dư lúc trước bỏ vừa bỏ vào tủ lạnh mang ra kiểm tra. Thấy miếng thịt không còn dẻo như mọi khi. Chị nghi nghi nên chia sẻ với bạn bè.

Mọi người đều cho rằng việc thịt không tươi ngon bị người bán làm hàng như thế này không phải hiếm ở Hà Nội, điều quan trọng là người tiêu dùng biết để tránh và chọn được thịt an toàn cho gia đình mình. Chính vì thế, nhiều bà nội trợ lo lắng thịt đang trở thành độc dược, vì ngoài chất tăng trọng, giờ lại thêm hóa chất săm pết.

PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa cho biết, việc người bán hàng ngâm thịt trong chất hay gọi là phân bón là có. Công nghệ săm pết đã tồn tại rất lâu trong ngành thực phẩm vì được phép sử dụng với một liều lượng nhỏ nhất định.

Điều khiến PGS Thịnh lo lắng bởi vì hiện nay hóa chất này bán rất rộng rãi trên thị trường, nhiều người mua về dùng vô tội vạ, coi đó là giải pháp, làm ăn không chân chính.

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng KNO3 để bảo quản thịt và các thực phẩm khác. KNO3 về hóa học có thành phần giống như các chất làm phân bón trong nông nghiệp nhưng chức năng khác nhau nên mục đích sản xuất cũng khác nhau. Khi sử dụng KNO3 cho phân bón họ sẽ làm đại trà, không tinh khiết. Còn dùng cho thực phẩm thì KNO3 được sản xuất chặt chẽ hơn. Dù thành phần giống nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau nên nó cũng có chu trình sản xuất khác nhau.

Lý giải vì sao KNO3 có thể phù phép thịt ôi thiu thành thịt tươi ngon, như mới mổ từ lợn ra, PGS Thịnh cho biết về mặt sinh hóa khi miếng thịt vừa được pha xong, Hemoglobin nằm trong thịt vẫn còn nên miếng thịt rất tươi, có màu đỏ hồng. Một vài giờ sau Hemoglobin tiếp xúc với O2 thành Memogrobin, lúc này, thịt ươn đang phân hủy có mùi, màu nhợt, thâm. Khi đó, người bán hàng chỉ cần săm pết chút KNO3 vào miếng thịt sẽ thay đổi. Bởi vì thành phần NO3 trong KNO3 sẽ biến Memogrobin ngược trở lại thành Hemoglopin, màu thâm thâm của thịt thành thịt đỏ tươi. Nhìn bằng mắt thường người ta thấy miếng thịt đó vẫn tươi ngon như lợn vừa mới được mổ.

Rùng mình với công nghệ làm tươi thịt bằng phân bón1
Tảng thịt đã tái nhợt, bốc mùi được ngâm trong nước pha KNO3 đã trở nên tươi rói. 

Khi thịt đã hồng hào, việc khử mùi ôi cũng không khó. Người bán hàng sẽ tẩy mùi hôi, thiu và mùi NO3 bằng cách ngâm vào chất tẩy trắng Na2 SO3. Chất này oxi hóa mạnh làm mất mùi amoniac có trong thịt khiến miếng thịt trở nên hoàn hảo.

Kali Nitrate KNO3 còn gọi là diêm tiêu hay muối diêm, có công dụng bảo quản thịt cá. Và chính nhờ điều này, người ta biến thịt thối thành "tươi". Nhưng thực chất thịt đã ươn thối thì không thể nào tươi mà đó chỉ là màu sắc bên ngoài được thay đổi và người tiêu dùng đã bị đánh lừa. Người ăn phải loại thịt này sẽ bị ngộ độc kép, một là ngộ độc do chính chất hóa học này, và ngộ độc bởi thịt thối biến chất sinh ra nhiều độc tố khác.

Nhưng ở đây có điều đáng nói hơn, là KNO3 cũng chính là thành phần chính dùng trong công nghiệp bào chế phân bón và… thuốc nổ! Trên tất cả các trang mạng, tài liệu đều nói công dụng chính của KNO3 là để chế biến ra hai sản phẩm này.

Kali Nitrate cũng chính là phân bón Kali dùng trong nông nghiệp. Vì là chất không cấm mua bán và lưu hành nên mua Kali Nitrate bất cứ đâu và bao nhiêu cũng có.

Trước đó cơ quan chức năng phát hiện cơ sở của ông Nguyễn Văn Tý ở xã Hố Nai 3 (Trảng Bom, Đồng Nai) 1 tấn nội tạng bò đã được tẩy trắng, cùng nhiều loại hóa chất như sô-đa, bột mốc, hàn the, phèn chua... Chủ nhân khai nhận, số lòng bò này được "xử lý" sẽ đưa đi tiêu thụ tại các quán nhậu. Hiện mỗi ngày, các trạm kiểm dịch động vật ở các cửa ngõ TP HCM vẫn bắt giữ hàng tấn thịt, phụ phẩm gia súc gia cầm lậu,đa phần đều có chứa hóa chất độc hại.

Tuy nhiên KNO3 có nhiều công dụng và không thể thiếu trong cuộc sống, nên chất này được mua bán tự do. Vì vậy những người mua bán thực phẩm, chế biến thực phẩm thành thức ăn đã lợi dụng để sử dụng vào mục đích khác có hại cho sức khỏe cộng đồng. Từ đây, những thứ thực phẩm đã hoàn toàn biến chất này đi vào các khu công nghiệp đầu độc công nhân, vào các quán cơm, quán nhậu bình dân đầu độc sức khỏe người lao động.

Cảnh báo: Đồ chơi nhựa Trung Quốc – kẻ giết người không dao
Cảnh báo: Đồ chơi nhựa Trung Quốc – kẻ giết người không dao
(Xã hội) - (Phunutoday) - Loại búp bê nhựa này của Trung Quốc vừa chứa chất hóa học độc hại bị cấm vừa có thể gây nghẹt thở, dẫn đến tử vong cho trẻ em.
Đang chờ cấp cứu, bệnh nhân nhảy khỏi cáng hành hung bác sĩ trực
Đang chờ cấp cứu, bệnh nhân nhảy khỏi cáng hành hung bác sĩ trực
(Xã hội) - (Phunutoday) - Thấy bố đẻ của mình chỉ tay quát tháo bác sĩ, một bệnh nhân nam dù đang nằm trên cáng vẫn vùng dậy, lao vào đấm bác sĩ trực.
Sốc: Ăn một đĩa tôm bị
Sốc: Ăn một đĩa tôm bị "chém" 5 triệu
(Xã hội) - (Phunutoday) - Các bức ảnh chụp tờ thực đơn cho thấy món tôm biển được đề giá 38 Nhân dân tệ (134.000 đồng).
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link