Tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ ở những thời điểm này

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mục đích của việc tiêm vắc xin tổng hợp để ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não, viêm gan B và bại liệt.

Vắc xin 5 trong 1(Vacxin Quinvaxem), là vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.

Tuy nhiên, theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vắc xin Quivaxem nói riêng và vắc xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

Tại nước ta, từ đầu năm 2016 đến nay đã xảy ra 3 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem trên toàn quốc. Trong đó, ca tử vong gần đây nhất là trường hợp cháu bé 2 tháng tuổi tại Hà Nội (9-5). Trước đó, trong tháng 2 và 3 tại tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai cũng ghi nhận 2 trẻ 1 tuổi và 5 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc-xin này. Với trường hợp cháu bé ở Đồng Nai, nguyên nhân tử vong cũng được xác định do sốc phản vệ. 

Thời điểm tiêm vắc xin dễ gây sốc phản vệ

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem trong thời gian gần đây là do sốc phản vệ.

Theo đó, trong số các nguyên nhân gây sốc phản vệ, các thuốc được xem là nguyên nhân phổ biến, bao gồm vắc xin. Tuy nhiên, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, tỷ lệ sốc phản vệ do uống, tiêm thuốc tại các bệnh viện nhiều hơn so với vắc xin. Trẻ tử vong do tiêm vắc xin chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và nguyên nhân chính là do độ nhạy cảm của cơ thể, thuộc về cơ địa của người được tiêm.

 Vì vậy, tuyệt đối không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Thảm sát Bình Phước:Dì ruột Nguyễn Hải Dương bị đề nghị điều tra
Thảm sát Bình Phước:Dì ruột Nguyễn Hải Dương bị đề nghị điều tra
(Xã hội) - (Phunutoday) - Phía gia đình nạn nhân đã có đơn kháng cáo trước phiên tòa phúc thẩm đề nghị điều tra người dì ruột của hung thủ Nguyễn Hải Dương.
Tin phụ nữ ngày 11/5: Người phụ nữ tử vong sau cuộc nhậu
Tin phụ nữ ngày 11/5: Người phụ nữ tử vong sau cuộc nhậu
(Xã hội) - (Phunutoday) - Cập nhật những tin tức phụ nữ mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/5: Mẹ bỏ rơi bé 2 ngày tuổi tại viện, bắt nữ quái chuyên móc cốp...

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn