Nếu con bạn cũng sợ đi học, bạn có thể làm theo các bí quyết sau đây:
Thừa nhận cảm xúc của bản thân
Những hành động tiêu cực của con (chẳng hạn như bám chặt, khóc lóc, gào thét, …) khiến bạn cảm thấy thế nào? Bạn có thấy xấu hổ, khó chịu và mệt mỏi? Dù bạn cảm thấy như thế nào, hãy thừa nhận những cảm xúc đó (với chính mình chứ không phải với con), sau đó đặt những cảm xúc đó sang một bên. Đó là cách tốt nhất để giúp con và là bước đầu để cải thiện tình hình.
Giữ bình tĩnh
Hãy dành cho mình những khoảng lặng, hít thở chậm và sâu.Hành động này sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc bản thân.
Dạy con hít thở chậm và sâu
Hít thở là một phương pháp hữu hiệu mà cả bạn và con đều có thể áp dụng. Hơn nữa, không ai biết được khi nào trẻ áp dụng cách này nên dĩ nhiên trẻ cũng không sợ bị bạn bè trêu chọc khi làm như vậy.
Nói chuyện với con
Hãy giúp con bộc lộ cảm xúc thực và nắm bắt được những điều con đang cố nói với bạn. Để làm được điều đó, hãy lắng nghe chứ không phải là phán xét.Ngoài ra, khi trò chuyện cùng con, hãy cố hiểu lý do tại sao con hành động như vậy.
Xem xét động cơ
Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc xem có thay đổi nào từ phía gia đình và bạn bè khiến con sợ đến trường hay không.Ngoài ra, hãy nói chuyện với giáo viên của con để hiểu rõ hơn những lý do cả về mặt xã hội lẫn mặt học tập tạo cho con cảm giác lo lắng, sợ sệt khi tới trường.
Trẻ chủ yếu ngại do thích ứng kém
Với những trẻ nhỏ tuổi có thể do vốn từ ít, tốc độ nói chậm hay khả năng hiểu biểu tượng toán kém khiến các bé thiếu tự tin. Tuy nhiên, những trường hợp đó không nhiều, chủ yếu các cháu ngại đi học lại vì khả năng thích ứng với với môi trường lớp học kém. Đó thường là các bé nhút nhát, khó hòa nhập, ít tiếp xúc với bên ngoài.
Khi bắt đầu đi học, các bé phải thích nghi với một giai đoạn chuyển tiếp, từ hoạt động chơi với yếu tố hứng thú là chính sang hoạt động học tập mà điều người lớn quan tâm nhất là kết quả. Điều đó khiến bé cảm thấy căng thẳng, khó tuân thủ các yêu cầu của cô như tập trung nghe giảng, làm bài tập đầy đủ...
Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia
Nếu các hành động và phản ứng tiêu cực cứ tiếp diễn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia về vấn đề này.
Nếu con sợ đi học, kể cả khi con vẫn thức dậy hàng ngày và tới trường, điều đó cũng không có nghĩa là mọi chuyện đã ổn. Có thể tận sâu trong tâm hồn, con vẫn bị tổn thương.Hãy giúp đỡ con bằng cách trở thành một người cha, người mẹ tâm lý, thấu hiểu cảm nhận của con và luôn ở bên con.