Quá ưu tiên đạm
Nhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt. Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.
Chỉ cho bé ăn nước hầm
Nhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo mầm.
Thực tế, "khôn ăn cái, dại ăn nước", nước thịt và nước xương hầm tuy tạo được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của bé, nhưng lại có rất ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng nước nấu cháo hay bột cho bé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít
Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ.
Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau... mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.
Thường xuyên nấu món con thích
Thật bức xúc khi mẹ bỏ bao công sức, tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương, rồi nấu món cháo bé thích để tẩm bổ cho bé mà bé chê không ăn hoặc ăn rất ít.
Thực tế, không phải món nào mẹ cho là ngon thì bé cũng đồng quan điểm. Trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì vậy, cũng có món bé thích và món bé không thích. Tuy nhiên, không phải cứ con thích món gì là mẹ liên tục tẩm bổ cho bé bằng món đó.
Không phải cứ món con thích là mẹ nấu liên tục cho bé ăn. Muốn con ăn ngon miệng, mẹ hãy linh hoạt trong thực đơn dinh dưỡng cho con.
Các mẹ cũng cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ.
Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.
Cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung từ quá sớm
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác.
Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo...