Tạo được cho trẻ môi trường phát triển tốt và an toàn nhưng vẫn đảm bảo để trẻ tự do và sáng tạo
Cha mẹ được khuyến khích dành nhiều thời gian cho con cái nhưng vẫn phải để cho con có được sự độc lập. Để học về tính độc lập trẻ cần chấp nhận rủi ro. Nếu không, cơ hội tự khám phá này sẽ mất đi. Vậy nên, cha mẹ đừng ngại cho con thử sức và học cách chấp nhận cũng như đối mặt với khó khăn, thất bại. Không nên nuông chiều, bao bọc con quá mức.
Là tấm gương để con noi theo
Trẻ thường quan sát người lớn và học hỏi từ đó. Nếu cha mẹ muốn con phát triển những thói quen tốt thì hãy cố gắng biến những thói quen đó thành một trò chơi hoặc một cuộc thi. Trẻ sẽ cảm thấy đây là một việc tích cực và thú vị chứ không phải là một điều gì đó nhàm chán.
Luôn học hỏi mỗi ngày
Cha mẹ cũng cần phải học cách để trở thành những phụ huynh tốt. Có rất nhiều bậc phụ huynh nhận định rằng từ khi có con họ học được nhiều thứ hơn như chi tiêu thế nào để đảm bảo cuộc sống, làm thế nào để tốt cho con, làm sao để kiểm soát cảm xúc,…
Cha mẹ nên tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng, tâm sinh lý và sức khỏe trẻ nhỏ. Hãy không ngừng cập nhật kiến thức cũng là điều mà phụ huynh nên làm.
Giáo dục tích cực thay vì la mắng
Thực tế thì cha mẹ to tiếng với con vì muốn chúng nghe lời hoặc cư xử tốt hơn nhưng điều đó thường phản tác dụng. Việc quát mắng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, cảm giác không được cha mẹ yêu thương. Về lâu dài sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ và khiến trẻ khó hợp tác với cha mẹ hơn. Nếu như cần kỷ luật, cha mẹ hãy áp dụng một phương pháp hợp lý hơn.
Dạy trẻ những kỹ năng sống từ sớm
Các kỹ năng mềm là điều mà nhiều trẻ còn thiếu. Song song với việc học tập thì xây dựng kỹ năng cũng rất quan trọng. Điều đó giúp trẻ có khả năng đối mặt với các tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống. Một đứa trẻ sở hữu nhiều kỹ năng sẽ tự tin, hòa đồng, không ngại khó khăn trong tương lai.
Luôn ưu tiên đầu tư vào giáo dục và tri thức cho trẻ
Có nhiều cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ thì không cần đầu tư nhiều, đợi đến khi lên cấp 2, cấp 3 cũng chưa muộn. Tuy nhiên, thói quen được hình thành từ khi còn nhỏ sẽ định hướng nhiều cho tương lai của trẻ. Nếu một em bé được cha mẹ quan tâm, chỉ bảo từ những năm tháng đầu đời thì tương lai có thể giỏi giang, tiến xa hơn những bạn khác.
Đặc biệt cha mẹ nên tạo cho con thói quen đọc sách, cho con tiếp xúc với ngoại ngữ sớm, chọn trường mẫu giáo tốt và ưu tiên dành thời gian chất lượng cho con.
Dạy trẻ theo cách tôn trọng nhưng đủ cứng rắn và công bằng
Ranh giới giữa kỉ luật và nuông chiều rất mong manh. Nếu cha mẹ đặt ra quy tắc nhưng lại lơ là trong việc thực hiện hoặc dạy con một cách nửa vời thì sẽ khó thu được hiệu quả. Cha mẹ cần yêu thương, tôn trọng con nhưng cũng nên đặt giới hạn và kỉ luật trong việc nuôi dạy, để không trở thành những “ông bố, bà mẹ trực thăng”.
Nuôi dưỡng tình cảm vợ chồng, gia đình
Cuộc sống của vợ chồng sẽ thay đổi kể từ khi con chào đời. Tuy nhiên bên cạnh việc chăm lo cho gia đình, con cái, cha mẹ hạnh phúc là khi biết dành thời gian cho chính mình. Những thói quen như trò chuyện với bạn bè, đắp mặt nạ, xem phim, đọc sách,… cần được duy trì vài lần trong tuần. Bản thân cha mẹ cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái, tự chăm sóc mình thật tốt,… thì mới có thể chăm sóc con được.
Biết quản lý cảm xúc của bản thân
Cha mẹ vui vẻ thì mới truyền được năng lượng tích cực đến con cái. Muốn làm được điều đó, cha mẹ nên sống cân đối, hợp lý, đừng quá kỳ vọng hay gây áp lực cho con. Để con được sống trong tình yêu thương và sự tự do chính là điều tuyệt nhất mà mọi đứa trẻ đều mong muốn.
Tôn trọng con
Trẻ nhỏ cần được dạy bằng sự tôn trọng, lắng nghe từ cha mẹ. Trước hết cha mẹ cần gạt bỏ những áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, học cách làm bạn, làm người hướng dẫn của trẻ và trẻ sẽ tự biết cách xây dựng giấc mơ của mình. Cha mẹ nên nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, không nên đánh đồng hay so sánh trẻ với bất cứ ai.