1. Bệnh nhân loét dạ dày
Những người bị loét dạ dày, loét tá tràng, hoặc viêm dạ dày teo mạn tính, tốt nhất là không nên uống trà, đặc biệt là không uống trà đặc hoặc uống trà khi bụng rỗng.
Trà có chứa caffeine và axit tannic sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết acid dạ dày, và do đó sẽ làm tăng khả năng làm cho vết thương loét hơn. Nếu bạn thường xuyên uống trà đặc, nó có thể dẫn đến bệnh ác tính hóa, làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Những người có bệnh về tiết acid dạ dày quá mức thậm chí còn không thích hợp để uống trà Phổ Nhĩ và Hồng trà, vì hàm lượng caffeine của hai loại trà này tương đối cao.
2. Người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh
Caffeine có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung tâm. Nếu người nào thường có các triệu chứng như mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, những người nhạy cảm với caffeine, tốt nhất là ngừng uống trà hoặc cà phê sau 3 giờ chiều, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
3. Người bị bệnh tim và cao huyết áp
Thần kinh trung ương bị kích thích mạnh khi bạn uống nhiều trà, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên. Đây là điều vô cùng bất lợi với người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí nó có thể gây ra chứng đột quỵ cho người bệnh.
4. Phụ nữ mang thai, cho con bú
Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.
5. Người suy dinh dưỡng
Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hụt dinh dưỡng hơn.
6. Người bệnh gan
Chất caffeine chủ yếu được điều tiết qua gan để thoát ra ngoài cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ lượng caffeine lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Đặc biệt là những người bị tổn thương hay mắc các bệnh về gan.
7. Người bệnh sỏi đường tiết niệu
axit oxalic trong trà sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu khiến chúng không thể thoát được ra ngoài mà lắng đọng, kết tủa thành sỏi đường tiết niệu.
8. Người bị táo bón
Trà xanh chứa phenol có tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Tác dụng này sẽ vô cùng có lợi với những người muốn giảm cân nhưng lại vô cùng bất lợi với người bị táo bón.
Vì khi niệm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.
9. Trẻ em dưới 3 tuổi
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh. Điều này là vô cùng có hại. Vì trong trà xanh có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi.
Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi uống nước trà xanh.
10. Người mắc chứng loạn nhịp tim
Chất Caffeine trong trà có thể làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, gây ra chứng nhịp tim đập nhanh và thậm chí là đánh trống ngực, điều này là một mối đe dọa tiềm tàng đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nếu một số người thường xuyên gặp phải chứng rối loạn nhịp tim, hoặc đặc biệt nhạy cảm với trà và cà phê, uống trà trong khi dạ dày trống rỗng có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh và các triệu chứng khác, tăng gánh nặng lên tim, và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.