3 phương pháp rèn trẻ tự ngủ giúp phát triển IQ vượt trội: Con khỏe mạnh, mẹ nhàn tênh

( PHUNUTODAY ) - Theo thói quen nuôi dạy trẻ từ thời ông bà, nhiều trẻ ngày nay vẫn thường được bế ru ngủ. Tuy nhiên, việc rèn trẻ tự ngủ sẽ giúp trẻ phát triển IQ tốt hơn.

Theo khảo sát, trẻ tự ngủ thường có 3 ích lợn lớn về tăng trưởng IQ, xây dựng tính độc lập cũng như ảnh hưởng tích cực tới quá trình hình thành tính cách.

Hơn nữa, trẻ tự đi ngủ đúng giờ sẽ có lợi cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ, giúp trí nhớ tốt hơn so với những trẻ quấy khóc, ngủ muộn. Những đứa trẻ phải ru mới ngủ thì khi lớn lên dễ bị phụ thuộc, khó tự lập, không biết sắp xếp công việc. Để rèn cho con tự ngủ, mẹ có thể áp dụng những phương pháp này.

Phương pháp Cry-it-out

Đây là phương pháp được nhiều bà mẹ phương Tây áp dụng. Ở Pháp, những bà mẹ áp dụng thành công phương pháp này được gọi là “người mẹ tuyệt vời nhất” vì con họ đứa nào cũng ngoan và tự lập ngay từ bé.

Từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ Pháp đã để con tự ngủ một mình mà không hề bế ẵm, lắc ru. Tới giờ ngủ, bố mẹ đặt trẻ vào trong cũi sau đó tắt đèn và đi ra khỏi phòng.

Đứa trẻ dù có gào khóc to tiếng như thế nào đi nữa bố mẹ cũng để yên. Trẻ khóc khoảng 30 phút đến 2 tiếng thì sẽ tự ngủ thiếp đây. Bố mẹ Pháp coi đây là quá trình trẻ tự ru ngủ chính mình.

Những gia đình áp dụng phương pháp Cry-it-out thành công sẽ thấy con ngủ yên chỉ sau vài ngày. Cho dù sau này, trẻ có thức giấc giữa đêm thì trẻ cũng không còn gào khóc nữa.

Phương pháp Easy – nuôi con nhàn hạ

Với phương pháp này bố mẹ cần tuân thủ về mặt thời gian. Theo đó, bố mẹ và trẻ thực hiện theo đúng chu kỳ: Ăn – Chơi – Tự ngủ, lặp lại 4 tiếng 1 lần, ngày 3 lần. Đối với bé từ 3-5 tháng tuổi phương pháp này rất dễ thành công.

Khoảng 7 giờ sáng, trẻ sẽ được bố mẹ đánh thức và rửa mặt cho tỉnh táo. 7h30 bắt đầu ăn sáng sau đó chơi đùa. Bố mẹ sẽ ở bên cạnh trò chuyện, tiếp xúc tới khoảng 8h45 thì mắt trẻ bắt đầu lờ đờ, có dấu hiệu buồn ngủ. Khi đó trẻ đã thức được 1h45 phút thì nên cho trẻ ngủ. Ở độ tuổi này trẻ thường ít khi thức chơi được quá 2 tiếng đồng hồ.

Khi đặt trẻ xuống nằm ngủ thì nên đắp chăn, tắt điện cho tối phòng dù đó là thời điểm ban ngày hay ban đêm.

Cho trẻ thời gian tự ru ngủ

Mặc dù cũng có nét tương đồng với Cry-it-out nhưng phương pháp này được cho là nhẹ nhàng hơn. Khi trẻ quấy khóc, cha mẹ vẫn dỗ nhưng phải tuân theo điều kiện nhất định về mặt thời gian.

Khi mới áp dụng phương pháp này, nếu trẻ tỉnh giấc giữa đêm và bắt đầu khóc thì cha mẹ đợi khoảng 5 phút để trẻ tự tu mình quay lại với giấc ngủ.

Nếu sau 5 phút mà trẻ vẫn khóc dữ dội thì mẹ vào vỗ nhẹ, nói nhỏ dỗ dành khoảng 2 phút rồi đặt trẻ nằm ngủ trở lại dù trẻ có khóc hay không. Nếu 10 phút sau, bé vẫn khóc, thì lại làm như vậy.

Phụ huynh tăng dần khoảng cách giữa những lần đi vào dỗ dành như vậy, ban đầu là 5 phút, sau đó là 10 phút, rồi 15 phút… Cứ thế, mẹ tiếp tục kiên trì trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 và khoảng thời gian chờ đợi ngày càng được kéo dài hơn. Sau khi đã quen dần với nhịp độ này, trẻ sẽ không còn cần bố mẹ phải dỗ nữa mà có thể tự ru mình quay lại giấc ngủ, dù có tỉnh giấc giữa đêm.

Bên cạnh các phương pháp trên, bố mẹ nên luyện cho con đi ngủ vào một giờ cố định. 

Giờ đi ngủ của bé bao gồm việc đưa bé vào giường, cũi vào thời điểm bé bắt đầu ngáp, ngủ gật, tức là buồn ngủ theo giấc tự nhiên của bé. Mẹ xác định thời gian đi ngủ tự nhiên này duy trì trong một vài đêm. Sau khi bé đã quen và ổn định với thói quen giờ ngủ tự nhiên này thì mẹ đẩy giờ ngủ lên sớm hơn 15 phút và lại giữ ổn định, rồi lại tiếp tục di chuyển hay thay đổi cho đến giờ ngủ mong muốn.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link