Cà muối là món ăn dân dã được rất nhiều người Việt ưa thích. Thế nhưng món ăn này khi được ăn không đúng cách sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Cụ thể như:
1. Ăn cà muối quá mặn
Rất nhiều người có khẩu vị ăn đậm đà nên thường thích ăn cà muối mặn và cảm thấy rất ngon, có thể giúp họ ăn được nhiều cơm hơn. Chính vì vậy mà khi muối cà, họ đều cho rất nhiều muối trắng và đây là một thói quen rất không tốt cho sức khỏe và có thể sản sinh ra các chất gây cực độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, hiện nay, trung bình mỗi người Việt hàng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần so với lượng muối theo khuyến nghị là 5g/ngày, từ đó có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dùng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017, hơn 541.000 người Việt tử vong. Trong đó, nguyên nhân do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76%; đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gút… Đặc biệt phải kể đến là ung thư dạ dày. Và việc ăn những món ăn nhiều muối trong đó có cà muối quá mặn đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính kể cả ung thư.
2. Ăn cà muối đã nổi váng màu vàng hoặc đen
Cà muối để lâu sẽ bị tình trạng quá chua và xuất hiện hiện tượng nổi váng. Tuy nhiên, khi váng đã chuyển sang màu vàng hoặc đen thì tốt nhất bạn hãy bỏ đi, không vì tiếc mà ăn nữa. Nguyên nhân là vì, khi váng chuyển màu chứng tỏ cà muối đã bị nhiễm khuẩn nấm độc hại. Ăn loại cà này về lâu dài chắc chắn sẽ có thể gây ra bệnh ung thư. Dù biết là vậy, những vẫn có rất nhiều ngườil ại cho rằng, chỉ cần rửa sạch váng đi là vẫn có thể ăn bình thường. Thế nhưng, thực tế thì nấm mốc có thể xâm nhập vào từng quả cà và việc rửa chỉ giải quyết bên ngoài, nhìn bằng mắt mà thôi.
3. Ăn cà muối đựng trong thùng nhựa đựng sơn
Theo các chuyên gia, ăn cà muối trong thùng đựng sơn rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bời hầu hết các thùng đựng sơn đều được làm từ nhựa Polime đã kết dẻo, tạo thành từ những đơn chất có tên là monome. Trong quá trình chế tạo, các phân tử này có thể vẫn tồn tại và hòa tan vào nước. Chính vì thế, khi chúng được sử dụng để muối cà, chất này có khả năng hòa tan vào nước muối. Sau đó sẽ ngấm vào cà, đi vào máu, tế bào qua đường ăn uống và lâu dần có thể gây ra các loại ung thư. Đó là chưa kể dư lượng chất phụ gia, chất tạo màu còn sót lại ở thùng sơn cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc khi ăn cà muối. Nhất là chúng ta thường xuyên mua cà muối sẵn ở chợ. Vì ở ngoài chợ hầu như sẽ dùng thùng to để muối cà do nhu cầu khách mua đông, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Ăn cà muối chua đủ lên men
Theo các chuyên gia, cà muối chưa đủ lên men có chứa độc tố solanine. Nhất là trong loại cà có vỏ màu xanh, lượng solanine cao gấp 10-15 lần với mức an toàn khi tiếp xúc cơ thể. Solanine chính là phần chất độc nằm ở mầm xanh hoặc những phần màu xanh của khoai tây. Chỉ với hàm lượng nhỏ solanine cũng có thể khiến người ăn bị ngộ độc. Vào mùa hè, chúng ta thường có thói quen làm cà muối xổi hay thậm chí cà mới được muối vài tiếng là lấy ra ăn luôn. Ăn cà muối xổi cùng canh rất đưa cơm trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, việc ăn cà muối xổi chưa đảm bảo cà được lên men. Thậm chí, cà còn sống nguyên; nên nguy cơ bị ngộ độc do nhiễm solanine là điều khó tránh.
Những lưu ý khi ăn cà muối:
Theo Đông Y, cà muối là một trong những món ăn có tính hàn. Nếu biết sử dụng đúng cách thì nó không những không hại; mà ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy nên khâu muối cà rất quan trọng.
- Cà muối nên được muối trong vại gốm, sành không.
- Có thể muối cà trong hộp bằng nhựa màu trắng, có độ bền và độ dẻo, sản xuất từ nhựa PVC, đảm bảo chất lượng an toàn.
- Trước khi muối cà phải rửa sạch nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ.
- Giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối cà.
- Khi lấy cà ra ăn mà vẫn có vị ngai ngái thì cần dừng lại, không ăn nữa.
- Không nên ăn cà nén hoặc muối chua đã nổi váng màu vàng hoặc đen.
- Không nên ăn cà muối xổi, ăn cà muối chấm mắm tôm.