Sắn và bột sắn
Sắn hay còn gọi là củ mì là thực phẩm có hàm lượng calo cao tương đương với các loại khoai khác, có thể lên tới 119 calo trên 100g, không thua kém gì gạo trắng, cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể con người.
Nhưng trong sắn tươi có chứa chất xyanua, nên nếu bạn không nấu chín kỹ sẽ dễ gây ngộ độc cấp tính dẫn đến khó thở, đau đầu, mệt mỏi, tức ngực, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn ấu chín kỹ thì sẽ giúp món ăn loại bỏ độc tố này tốt cho sức khỏe của con người.
Các loại đậu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các loại quả đậu tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin B, kali, sắt và chất xơ, ít chất béo không có cholesterol... Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm nhất định phải nấu chín kỹ vì khi chưa được chế biến chúng có thể chứa nhiều độc tố. Thêm vào đó, nếu như bạn ăn quá nhiều đậu cũng có thể dễ bị ngộ độc thực phẩm, gây tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, hoặc thậm chí gây thiệt mạng.
Măng
Trong thành phần dinh dưỡng của măng chứa nhiều glucid. Đặc biệt, nếu chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Nhưng nếu bạn nấu măng chín thật kỹ sẽ giúp loại bỏ mọi độc tố dễ dàng hơn
Vì vậy, để loại bỏ bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Chính trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài giúp cho măng mất đi chất độc.
Khoai tây
Nếu bạn ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Đặc biệt nếu trên củ khoai tây có có mọc mầm thì càng nguy hiểm. Nguyên nhân là trong khoai tây có chứa mọc mần chứa cahats solanine, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.