4 việc tuyệt đối không nên làm sau khi tiêm vắc xin Covid-19

( PHUNUTODAY ) - Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người dân chú ý có những việc không nên làm để đảm bảo an toàn và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Hiện nay, tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng cho tất cả người dân là mục tiêu của Chính phủ, để nhanh chóng hướng tới miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể thường sẽ gặp phải một số phản ứng phụ nhất định, dễ thấy nhất là sốt, đau người, mệt mỏi.

Vì thế, để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau tiêm, người dân chú ý không nên làm 4 việc dưới đây:

Uống rượu, bia và thuốc lá

Sau khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19, bạn nên tránh tuyệt đối việc uống rượu hoặc thuốc lá vì nó có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của vắc xin.

Nguyên nhân là vì rượu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và có khả năng phản ứng miễn dịch của vắc-xin có thể không hiệu quả nếu có quá nhiều rượu trong hệ thống. Điều này cũng xảy ra với việc tiêu thụ thuốc lá.

Chủ quan sau khi tiêm

Sau khi tiêm ngừa vắc xin, bạn cần để ý sát sao các biểu hiện của cơ thể. Thông thường, phản ứng phụ thường gặp sẽ là sốt, đau nhức, mệt mỏi, chán ăn... và kéo dài từ 2-3 ngày là hết.

Tuy nhiên, nếu nặng hơn, người tiêm có thể đối mặt với các phản ứng nặng nề như:

- Da, niêm mạc sẽ nổi ban sẩn đỏ ngứa, còn gọi là ban mày đay, có cảm giác tê môi, phù nề môi, lưỡi mi mắt, cảm giác nghẹn, khó nuốt;

- Đường thở hoặc hệ hô hấp có cảm giác khó thở, nghẹn họng, khàn tiếng, nói khó, tức nặng ngực, thở rít, khò khè;

- Tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột so với bình thường;

- Có dấu hiệu ở hệ tiêu hóa như bị đau quặn bụng, nôn hoặc buồn nôn, đi ngoài phân lỏng;

- Có thể bị choáng, ngất hoặc ngừng tim, ngừng thở (ngừng tuần hoàn).

Đối với những biểu hiện nặng, cần nhanh chóng liên hệ với các cơ sở ý tế để được hỗ trợ.

13

Hoạt động thể chất gắng sức

Sau khi tiêm, cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Vì thế bạn không nên hoạt động gắng sức, không lao động mạnh, không tập thể dục quá sức. Vì cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi, nên tránh gắng sức ít nhất 2-3 ngày sau khi tiêm chủng .

Bỏ qua các vaccine cần thiết khác

Những vắc xin cần thiết khác vaccine viêm gan B, HPV,...vẫn cần được tiêm ngừa. Tuy nhiên, nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa các đợt tiêm vaccine loại khác.

Hoặc nếu bạn cần phải dùng bất cứ một loại thuốc nào sau tiêm vắc xin Covid-19, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Những điều bạn nên làm sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa... và chia nhỏ bữa ăn.

Ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ

Khi bạn tiêm vắc xin, cơ thể sẽ dựa vào các phản ứng miễn dịch để phát triển khả năng bảo vệ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến khả năng miễn dịch bị ức chế, đồng thời gây ra căng thẳng, gây thêm áp lực cho hệ thống miễn dịch.

Thực hiện một số bài tập thể dục, hoạt động thể chất nhẹ nhàng

Tập thể dục hỗ trợ lưu thông máu có thể giúp giảm tác dụng phụ của vắc xin. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ hơn so với thói quen tập thể dục thông thường.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng steroid hoặc thuốc làm loãng máu

Những người sử dụng steroid và thuốc làm loãng máu có thể ngừng thuốc trong hai ngày trước và hai ngày sau khi tiêm thuốc để ngăn ngừa các tác dụng phụ bất lợi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link