5 bước xử lý khôn ngoan khi phát hiện trẻ nói dối, cha mẹ đừng tiếc 1 phút để đọc

( PHUNUTODAY ) - Nối dối là một cột mộc quan trọng về nhận thức của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con nói dối?

Khi đạt đến một độ tuổi nhất định, trẻ tự dưng sẽ biết nói dối. Bị người khác dán nhãn là "kẻ nói dối" không phỉa là một điều tốt. Trẻ sẽ có suy nghĩ tiêu cực rằng mình là người đối trá, không đáng tin cậy.

Theo các nhà khoa học, nói dối ở trẻ nhỏ là một hiện tượng tâm lý bình thường. Để giảm thiểu chuyện nói dối ở trẻ và giúp bé sống trung thực hơn, cha mẹ hãy làm theo những bước sau.

Không nên quá lo lắng khi thấy trẻ nói dối

Cha mẹ có thể cảm thấy đau lòng khi con nói dối. Nhưng điều này không có nghĩa là cách nuôi dạy con của bạn sai hoặc bé là một đứa trẻ xấu.

Đa số trẻ em đều nói dối. Trong nghiên cứu của Kang Lee, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto, Mỹ cho thấy, nói dối là một cột mốc quan trọng về nhận thức của trẻ. Đến một độ tuổi nhất định trẻ sẽ tự biết nói dối. Đó là sự phát triển tâm lý bình thường. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi phát hiện con mình biết nói dối.

tre-noi-doi-01

Lắng nghe và tìm hiểu lý do con nói dối

Trước khi quyết định phạt trẻ về tội nói dối, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé lại làm như vậy.

Đối với trẻ nhỏ, ranh giới giữa ảo tưởng và thực tế là điều rất mơ hôi. Đôi khi trẻ không biết mình đang nói dối. Khi trẻ nói nhìn thấy con rắn trong gầm giường, nghĩa là bé đang nói tới điều mà mình tưởng tượng chứ không phải bé cố tình nói dối.

Một số lý do phổ biến khiến trẻ nói dối là sợ bị phạt, tránh làm những việc không muốn làm, không vui vì điều gì đó trong cuộc sống, muốn được chú ý, tránh làm bố mẹ thất vọng...

Khuyến khích sự trung thực

Để trẻ hiểu hết ý nghĩa của việc trung thực và tác hại của nói dối là vô cùng khó khăn. Do đó, cha mẹ có thể lấy những ví dụ để trẻ làm quen. Chẳng hạn như kể câu chuyện "Cậu bé chăn cừu" để làm minh họa cho hậu quả của việc nói dối.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra sự thật thay vì phát xét con nói dối.

Đừng bao giờ gọi con là "đồ nói dối". Nó không chỉ là một câu nói gây tổn thương mà còn để lại hậu quả lâu dài. Trẻ sẽ tự nhận bản thân là kẻ nói dối và không thể thay đổi hành vi của mình.

Khen ngợi sự trung thực của trẻ

Nếu trẻ biết cách tự nhận lội và nói ra sự thật, cha mẹ nên làm gì đó để tôn vinh sự cam đảm của bé.

Không nên trừng phạt khi trẻ nói dối. Các chuyên gia tam lý cho rằng, hình phạt nghiêm khắc không giúp trẻ nhận ra tác hại của nói dối mà chỉ khiến chúng trẻ nên nổi loạn, bướng bỉnh hơn.

Cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo

Trẻ học hỏi bằng cách quan sát. Cha mẹ là những người ở gần bé nhất. Vì vậy, hãy làm gương cho trẻ bằng cách luôn trung thực trong những chuyện diễn ra hằng ngày.

Chẳng hạn như khi đi tiêm phòng, mẹ đừng nói không đau. Hãy nói đau một tí như con kiến cắn và sẽ hết ngay.

Hãy để trẻ biết lời nói của cha mẹ là đáng tin và cha mẹ cũng luôn muốn trẻ sẽ nói những lời chân thật với mình.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link