5 dược liệu dân gian có trong vườn, ăn hàng ngày chữa đau lưng hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Công việc và sinh hoạt hàng ngày khiến bạn bị đau lưng. Hãy sử dụng những dược liệu dân gian dưới đây để hạn chế cơn đau tạm thời.

1. Ngải cứu

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) chia sẻ, ngải cứu đặc biệt hiệu quả trong việc trị đau nhức xương khớp, nhất là đau lưng. Bởi chúng sở hữu rất nhiều hoạt chất như: Axit Amin, Flavonoid, Cholin... có tác dụng kháng viêm, khu trừ phong thấp, kháng khuẩn nên phát huy khả năng giảm đau cực tốt và giúp máu lưu thông ổn định.

Thành phần của ngải cứu có tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… chúng đều có khả năng chữa đau dây thần kinh, thấp khớp…

Lá ngải cứu rang với muối chữa đau lưng hiệu quả

Lá ngải cứu rang với muối chữa đau lưng hiệu quả

Cách dùng: Dùng lá ngải cứu rửa sạch, xào với dấm hoặc rang nóng với muối. Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên. Sau đó nằm ngửa, đặt lưng vào ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp ngải cứu nóng lên thắt lưng.

Lưu ý: Khi đắp lá ngải cứu giảm đau

  • Để phát huy tối đa công dụng, trước khi đi ngủ, bạn nên đắp ngải cứu trong 30 phút để cơ bắp được thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Không phải đắp ngải cứu càng nóng thì càng giảm đau lưng nhanh hơn. Điều này là sai hoàn toàn bởi dễ dẫn đến bỏng da, thậm chí phải nhập viện điều trị.

2. Cây đinh lăng

Theo Y học cổ truyền, rễ cây đinh lăng có tính ngọt, hơi đắng, mát, có tác dụng thông huyết mạch, bổ khí huyết. Khoa học hiện đại cũng nghiên cứu và thấy rễ cây đinh lăng có thành phần glucozit; alcalot; saponin triterpen; 13 loại axit amin như lyzin, xystein, methionin; vitamin B1… Thậm chí, các nhà khoa học còn chứng minh được rằng, rễ đinh lăng có tính chất của nhân sâm. Có thể dùng rễ, thân, cành của cây đinh lăng để chữa đau lưng mỏi gối hoặc tê thấp.

Dùng lá, củ hoặc rễ đinh lăng chữa đau lưng

Dùng lá, củ hoặc rễ đinh lăng chữa đau lưng

Cách dùng: Dùng 20-30g đinh lăng (lá, củ, rễ), sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể kết hợp thêm với rễ cúc tần, cây xấu hổ, cam thảo.

Lưu ý: Nên lấy rễ của những cây đinh lăng 4-5 tuổi trở lên. Phần rễ nhỏ thì lấy cả, còn phần rễ lớn, sát thân cây chỉ nên lấy vỏ ngoài. Nên thái nhỏ phần rễ, thân, cành, phơi ở chỗ râm mát để giữ hương vị, tránh ánh nắng to. Rễ đinh lăng không nên dùng quá nhiều vì có thể gây say.

3. Ớt cay

Theo Y học cổ truyền, ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn. Khoa học hiện đại cũng phân tích cho thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Bạn có thể dùng lá ớt hoặc quả ớt để trị chứng đau lưng.

Bạn có thể dùng lá ớt hoặc quả ớt chữa đau lưng

Bạn có thể dùng lá ớt hoặc quả ớt chữa đau lưng

Cách dùng: 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.

Hoặc 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể rang lại 1-2 lần.

4. Gừng tươi

Theo sách Đông y, gừng có khả năng làm ấm thận, hoạt huyết, ích khí. Khoa học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh được chất cay trong gừng có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, gây tê, giảm cơn đau tức thời, đặc biệt là cơn đau lưng.

Gừng tươi trị đau lưng

Gừng tươi trị đau lưng

Cách dùng: Lấy 20g gừng sống, 15g hành củ giã nát, thêm 30g bột mì, rang nóng, đắp lên chỗ đau, rồi dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

5. Lá lốt

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống co thắt cơ trơn, kháng khuẩn. Được dùng điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương.

Lá lôt trị đau lưng

Lá lôt trị đau lưng

Cách dùng: Lấy 8-12g lá khô hay 20-30g lá tươi sắc uống hằng ngày. Không nên uống quá lâu, chừng 1 tháng mà thấy không đỡ thì nên ngừng thuốc, chuyển sang biện pháp khác.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link