6 loại quả quen thuộc ở chợ hay bị phun thuốc cho đẹp mã, nhanh chín, bà nội trợ cẩn trọng khi mua

11:36, Thứ tư 22/12/2021

( PHUNUTODAY ) - Những hóa chất được phun lên trái cây thường không rõ nguồn gốc, thành phần và cực kỳ có hại cho sức khỏe.

Dâu tây

Dâu tây có hương vị thanh ngọt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, loại quả này rất dễ bị sâu bọ tấn công này ngay từ quá trình trồng dâu hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng.

Ngoài ra, dâu tây rất dễ bị héo, dập nát nên cũng dễ bị phun thuốc để kéo dài thời gian bảo quản.

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-01

Trên thực tế, trong năm 2020, công an Lâm Đồng đã bắt giữ một lô dâu tây Trung Quốc. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy có chứa Abamectin vượt gấp 3 lần giới hạn. Ở Việt Nam, Abamectin là một chất không được sử dụng cho các loại rau củ quả vì nó có độc tích. Chất này tùy vào người sử dụng ăn nhiều hay ăn ít, có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nếu cơ thể tích lũy nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh...

Lê cũng là loại quả được ưa chuộng vì nó có độ giòn, ngọt khó cưỡng. Loại quả này không chỉ được sử dụng để ăn tươi mà còn dùng làm nước ép, salad trái cây, siro trị ho...

Lê ta thường có 2 loại là vỏ xanh và vỏ nâu. Trong nước, lê hay được trồng ở các tỉnh có khí hậu lạnh như Lạng Sơn, Hà Giang.

Mỗi năm, lê ta chỉ có một mùa. Cây lê thường nở hoa vào mùa xuân và cho trái vào mùa thu. Lê ta có hình dáng thon dài, lớp vỏ sần sùi và phần thịt bên trong màu trắng, không bị xốp. Khi ăn có vị ngọt, hơi chua nhẹ, mùi thơm dịu.

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-02

Ngoài ra, trên thị trường còn bán loại lê đường Trung Quốc (1kg thường được 2-3 quả). Loại lê này có vị ngọt đậm, nhiều nước, thịt ít cát hơn nên khi ăn có cảm giác mềm, xốp. Lê thường có màu vàng tươi rất bắt mắt.

Tuy nhiên, cũng giống như dâu tây, lê là một trong những loại quả dễ bị sâu bọ tấn công nên có thể được phun thuốc trừ sâu liên tục. Ngoài ra, lớp vỏ lê khá mỏng nên hóa chất rất dễ ngấm vào trong ruột.

Hồng xiêm

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-03

Hồng xiêm (còn gọi là sapoche ruột nâu) là loại quả phổ biến, được trồng nhiều ở nước ta. Để hồng xiêm được bắt mắt hơn, một số tiểu thương đã ngâm loại quả này với dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những quả hồng xiêm ngâm bột sắt sẽ có màu vàng thẫm, bắt mắt hơn. Trong khi đó, hồng xiêm không ngâm bột sắt vỏ có thể còn màu xanh.

Đào

Trên thị trường có rất nhiều loại đào khác nhau. Tùy theo giống đào mà giá bán cũng khác. Nhìn chung, đào là cũng là loại trái cây dễ bị tẩm nhiều hóa chất độc hại.

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-04

Trong năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận một trường hợp ngộ độc do ăn đào. Cụ thể, một người phụ nữ ngoài 60 tuổi đã mua đào từ một gánh hàng rong. Sau khi ăn khoảng 30 phút, bà bắt đầu bị đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, mất nước nghiêm trọng và được người nhà đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc nghi ngờ do quả đào chứa hóa chất bảo quản học do độc tố vi khuẩn trong quả đào.

Mít

Mít là một trong những loại quả dễ bị tiêm hóa chất thúc chín. Ép chín mít giúp người bán tiết kiệm được thời gian, công sức.

Trên thị trường có nhiều loại hóa chất làm chín mít nhanh. Thương lái thường chọn loại cho nguồn gốc Trung Quốc. Chỉ cần pha loãng hóa chất với nước rồi tiêm vào quả mít. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là quả mít sẽ chín.

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-06

Ngoài ra, cũng có thương lái dùng hóa chất bôi vào cuống quả mít rồi rải thuốc lên từng trái mít và phủ bạt để hóa chất ngấm sâu vào trong làm mít nở gai, tạo màu vàng óng từ múi đến xơ.

Mít chín nhờ hóa chất thường ít thơm hơn, ăn bị sượng, xơ cũng rất vàng. Trong khi đó, mít chín cây sẽ có mùi thơm đặc trưng, múi vàng nhưng xơ sẽ trắng hoặc vàng nhạt.

Sầu riêng

6-loai-qua-hay-bi-phun-thuoc-cho-dep-ma-nhanh-chin-05

Để có lãi, các thương lái thường mua cả vườn sầu riêng. Đến kỳ thu hoạch, họ sẽ thuê người bẻ hết một lượt từ trái già đến trái non. Sau đó, thương lái sẽ nhúng sầu riêng hóa chất thúc chín. Sau khi nhúng hóa chất, sầu riêng sẽ chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt. Cũng có nơi sẽ pha hóa chất và bôi lên cuống sầu riêng sau đó phủ bạt lên để chờ sầu riêng chín.

Sầu riêng chín ép do thuốc thường khó tách rời từng múi, cơm bị sượng.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền