Bé 27 tháng sốt 4 ngày ròng rã nhưng mẹ chỉ cho uống thuốc ở nhà: Đến viện quá muộn, tiên lượng xấu

( PHUNUTODAY ) - Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến nguy hiểm nên nhiều bậc cha mẹ có tâm lý ngại đưa con đi khám bệnh. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

 Bé 27 tháng nhập viện trong tình trạng quá muộn

Bệnh nhi T.N.G.H. (27 tháng tuổi, Hưng Yên) đến viện trong tình trạng quá muộn để các bác sĩ có thể nỗ lực giành giật lại sự sống cho em.

Theo lời kể của người mẹ, bé sốt cao liên tục nhiều ngày liên tiếp, gia đình vẫn kiên trì cho uống hạ sốt tại nhà. Đến ngày thứ 4, gia đình mới đưa trẻ đến phòng khám tại địa phương. Lúc này, trẻ bắt đầu có những cơn sốt co giật, được chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 25/7.

Bác sĩ Trần Đăng Xoay (Khoa Điều trị tích cực, BV Nhi Trung ương) chia sẻ: Khi tới viện, bé đã diễn biến nặng, sốt li bì, sốc nhiễm trùng, viêm màng não nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan. Đồng thời, bé còn bị tổn thương thần kinh và tim nặng.

‘Chúng tôi ngay lập tức cho bé thở máy, dùng thuốc trợ tim, vân mạch, dùng kháng sinh lọc máu nhưng bệnh nhi không đáp ứng được. Sau 2 ngày điều trị, măc dù các bác sĩ cố gắng hết mình nhưng bệnh nhi tiên lượng nguy cơ xấu’, BS. Xoay nói.

2

Trường hợp giống cháu bé kể trên thực ra không hiếm. Rất nhiều gia đình chủ quan khi thấy con sốt mà không đưa đến các cơ sở y tế vì sợ dịch COVID-19, nên bỏ qua thời gian vàng để can thiệp kịp thời cho trẻ.

Tương tự một trường hợp khác là bé trai N.M.T. (22 tháng tuổi, Bắc Kạn) được chuyển đến Trung tâm Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 18/7 trong tình trạng sốt cao, li bì, tiêu chảy.

Gia đình cho biết, 8 ngày trước, bé sốt cao liên tục 39-39,5 độ C, đáp ứng kém thuốc hạ sốt, ngày thứ 4 xuất hiện ban đỏ trên da rải rác toàn thân.

Trẻ đã được gia đình đưa đi khám ở một số cơ sở y tế tuyến tỉnh. Tuy nhiên, tại đây các bác sĩ chỉ nghĩ đến bé bị sốt virus và kê thuốc điều trị nhưng tình trạng của bé không đỡ. Gia đình đã rất lo lắng và chuyển con đến khám tại Trung tâm Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ tại Trung tâm Quốc tế chẩn đoán con bị mắc bệnh Kawasaki ngày thứ 8 và nhanh chóng tiến hành điều trị.

PGS.TS Trần Thanh Tú, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Kawasaki là bệnh nguy hiểm và khó chẩn đoán do biểu hiện lâm sàng thường không đặc trưng và dễ bị nhầm với nhiều bệnh khác. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi với biểu hiện là sốt kéo dài, phát ban, viêm niêm mạc miệng và kết mạc mắt.

“Biến chứng của bệnh Kawasaki rất nặng nề. Nếu không được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn động mạch vành (ĐMV). Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời khi chưa có biến chứng, bệnh sẽ thuyên giảm và có khả năng ngăn chặn thương tổn ĐMV”, BS Tú nói.

Cho trẻ đi khám mùa dịch cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Từ 2 trường hợp này, PGS. TS Trần Minh Điền (GĐ Bệnh viện Nhi TƯ) nhấn mạnh: Dịch nCoV nguy hiểm và có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, ‘người bệnh và gia đình không nên quá hoang mang mà trì hoãn đưa con đi khám ở bệnh viện. Điều này có thể vô tình gây hệ lụy xấu tới sức khỏe, tính mạng của con trẻ. Khi tới bệnh viện, chỉ cần tuân thủ 5K, hạn chế số người đi cùng và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế là được’, ông Đạt khuyến cáo.

Vậy khi đi khám bệnh mùa nCoV cần làm gì?

+ Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi tới cơ sở khám, chữa bệnh. Đồng thời, khai báo nhanh tình trạng sức khỏe nhất là với các dấu hiệu viêm đường hô hấp. Từ đó nhân viên y tế sẽ có những hướng dẫn phù hợp.

+ Khi đi khám bệnh, chỉ cần 1 người đi cùng là đủ. Khi chờ khám cần ngồi cách nhau ít nhất 2m, không trao đổi, nói chuyện, cười đùa gì.

+ Khi hắt hơi, ho cần dùng khăn ướt hoặc tay che lại, sau đó vệ sinh tay kỹ. Đồng thời, không được khạc nhổ bừa bãi.

+ Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.

+ Chú ý tới biển báo chỉ dẫn và tuyệt đối không đi lại hoặc đứng gần những nới có biển ‘khu vực cách ly’.

+ Sau khi khám xong, nhanh chóng rời khỏi bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu lại trong viện khi không cần thiết.

+ Khám bệnh xong về nhà, nhớ sát khuẩn tay bằng xà phòng dưới vòi nước hoặc dung dịch sát khuẩn, rửa tay nhiều lần, tháo khẩu trang bỏ vào thùng rác và đậy kín lại. Đồng thời, thay hết quần áo ra, mặc quần áo sạch, sau đó giặt sạch đồ và mang phơi dưới trời nắng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link