7 Nguyên tắc cần nhớ trong bảo quản thực phẩm
- Bảo quản thức ăn trong các loại hộp chuyên dụng riêng biệt với từng loại thực phẩm.
- Đánh dấu và phân loại thực phẩm theo thời gian bảo quản.
- Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau và ngày bắt đầu trữ đông.
- Đảm bảo thực phẩm được bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.
- Không cho thực phẩm vẫn chưa ráo nước hay mới nấu xong nóng hổi vào tủ lạnh.
- Hạn chế đặt thực phẩm vào thành trong phía sau của tủ vì hơi lạnh ở đây có thể làm thực phẩm bị đóng băng và dẫn đến hư hỏng, đặc biệt là trứng.
- Các thực phẩm sắp hết hạn nên để riêng ra phía ngoài để sử dụng trước.
1. Bảo quản thịt lợn, thịt bò, thịt gà
- Nhiệt độ phù hợp để bảo quản tốt các loại thịt là từ 1 - 3 độ C khi làm lạnh và -18 độ C khi làm đông.
- Hãy làm sạch, để ráo nước và bọc thật kín trước khi cho thịt bò, lợn, gà, nội tạng... cấp đông.
- Thời gian bảo quản tốt nhất đối với thịt bò, lợn nguyên khối lớn là từ 3 - 5 ngày khi để ngăn lạnh và 15 ngày khi cấp đông. Còn đối với thịt thái miếng là 5 ngày để ngăn lạnh và 6 tháng khi trữ đông.
- Thời gian bảo quản thịt gà để nguyên con sẽ được lâu hơn khi bạn cắt miếng với 5 ngày khi để ngăn lạnh và 12 tháng khi cấp đông. Còn đối với gà thái miếng, thời gian bảo quản khi làm lạnh là 3 ngày và khi trữ đông là 9 tháng.
2. Bảo quản cá
- Hãy làm sạch ruột và màng đen bên trong bụng cá, có thể bỏ đầu với một số loại cá có kích thước nhỏ trước khi cho chúng vào tủ lạnh bảo quản, lưu ý không để chung với thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn với các thực phẩm.
- Thời gian tốt nhất để bảo quản cá tươi là 3 ngày khi để ngăn lạnh và 6 tháng khi để trữ đông. Còn đối với cá đã qua chế biến thì thời gian bảo quản khi làm lạnh là 7 ngày, khi trữ đông là 6 tháng.
3. Bảo quản hải sản
Đối với hải sản tươi, thời gian bảo quản trong ngăn mát là 3 ngày, khi trữ đông là 6 tháng. Còn hải sản đóng hộp là 7 ngày sau khi mở hộp trong ngăn lạnh và 2 tháng khi làm đông. Bạn có thể cho đá vào bên trong hộp và cho hải sản vào đó khi để ngăn lạnh, còn để trữ đông thì nên bọc kín trong một túi zip riêng biệt.
4. Bảo quản trứng
Trứng được lưu trữ trong tủ lạnh trong khoảng 3 tuần hoặc đến khi hết hạn. Còn trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh nên dùng nhanh sau 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng. Không nên để trứng quá sâu bên trong tủ lạnh vì sẽ khiến trứng bên trong bị đóng băng gây hỏng.
5. Bảo quản các loại gia vị bằng cách chế biến sẵn
- Đối với hành lá: Bạn đem hành lá đi rửa sạch, thấm thật khô, thái nhỏ. Sau đó bạn hãy chuẩn bị một chiếc hộp, lót giấy bếp vào trong rồi mới cho hành vào, đậy nắp thật kín để ngăn mát tủ lạnh. Với cách này bạn có thể sử dụng được cả tuần mà không cần trữ đông.
- Đối với gừng: Bạn cạo sạch vỏ và rửa sạch, thấm khô. Sau đó, bạn hãy dùng một nửa để xay nhuyễn và một nửa để trong hộp để dùng dần được cả tuần.
- Đối với hành tím, tỏi, hành tây: Bạn hãy chia ra làm hai nửa, một nửa xay nhuyễn để tẩm ướp, một nửa bóc vỏ để nguyên dùng cho các món kho, xào. Đảm bảo để khô ráo trong hộp để trong tủ lạnh thì có thể dùng cả tuần. Ngoài ra, đối với gừng, tỏi... đã xay nhuyễn, bạn có thể đổ ngập dầu olive vào, để ngăn mát dùng trong 1 tháng. Sử dụng tẩm ướp rất tiện.
Nguyên tắc sắp xếp thức ăn bảo quản trong tủ lạnh
- Cánh tủ lạnh: Đây là vị trí ít lạnh nhất trong tủ lạnh rất phù hợp để bảo quản các loại thực phẩm khô, gia vị, nước sốt... có thể bảo quản lâu ngày và ở kệ cuối thì để các sản phẩm có trọng lượng nặng.
- Kệ trên cùng: Để thực phẩm đã chế biến, thực phẩm thừa hoặc ăn liền ngắn hạn.
- Những kệ dưới: Để các loại thịt tươi sống hoặc rã đông, trứng, sữa, gia vị ngắn hạn... Nhưng hãy phân ra riêng để tránh lây nhiễm chéo.
- Hộc tủ: Đựng rau củ, trái cây.