Bố mẹ có con vào lớp 1 lưu ý: 4 điểm mấu chốt càng chuẩn bị kỹ càng tốt

( PHUNUTODAY ) - Bố mẹ có con vào lớp 1 chắc hẳn sẽ có nhiều băn khoăn, lo lắng. Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu được chuẩn bị kỹ càng trẻ sẽ sớm thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học.

Cho trẻ biết về trường học

Với trẻ, trường tiểu học là một nơi xa lạ với cô giáo mới, bạn bè mới. Trẻ sẽ vừa háo hức, vừa lo lắng, vừa tràn đầy kỳ vọng vừa cảm thấy không yên tâm. Cách hữu hiệu nhất để giúp trẻ loại bỏ lo lắng là để trẻ hiểu rõ tình hình ở trường.

Bố mẹ có thể cho con đi tham quan trường để biết môi trường, cơ sở vật chất đồng thời làm quen đường đến trường. Bố mẹ cũng có thể thu thập thông tin liên quan về trường từ internet, hiểu triết lý trường học, phương châm của trường và tình hình hiện tại. Đồng thời kiểm tra môi trường học đường và cơ sở vật chất hỗ trợ.

Nếu bố mẹ có thể tổ chức cho trẻ cùng độ tuổi mô phỏng khung cảnh lớp học ở trường tiểu học thì càng tốt. Bố mẹ sẽ đóng vai giáo viên và trẻ đòng vai học sinh trong lớp cùng nhau. Như vậy, trẻ có thể tránh được sự xa lạ và hòa nhập nhanh chóng hơn.

Hoạch định chiến lược tương lai

Đa số các vấn đề mà trẻ em gặp phải ở trường tiểu học đều có thể ngăn ngừa trước. Chẳng hạn nếu trẻ sợ học lớp 1 vì viết chữ, bố mẹ có thể hướng dẫn con làm quen với số và chữ theo kiểu vừa chơi vừa học.

Ở giai đoạn tiền tiểu học và ngay cả khi con vào lớp 1, cha mẹ nên không ngừng khơi dậy và củng cố sở thích đọc của trẻ, biến niềm yêu thích này thành thói quen. Đây là yếu tố quan trọng quyết định trẻ có xuất sắc trong học tập sau này hay không.

Khi trẻ đã tích lũy được nhiều vốn đọc, trẻ sẽ bước sang giai đoạn thứ hai – giai đoạn tự do sáng tạo. Trẻ đọc càng nhiều thì càng có khả năng sáng tạo. Điều bố mẹ nên làm là không ngừng khơi dậy lòng ham muốn sáng tạo của trẻ, không coi sáng tạo là nhiệm vụ phải hoàn thành mà phải phấn đấu để biến thành một trải nghiệm yêu thích của chính trẻ.

chuan-bi-cho-con-vao-lop-1-1

Giúp con hình thành các thói quen tốt

Ở trường tiểu học, trẻ sẽ không được giáo viên chăm sóc mọi lúc như ở trường mầm non. Chính vì vậy, việc rèn luyện tính độc lập, tự chủ càng được chú trọng. Giai đoạn tiểu học là giai đoạn quan trọng để hình thành các thói quen tốt ở trẻ. Nhưng nếu không có kế hoạch tổng thể và có hệ thống thì rất khó để trẻ đạt được mục tiêu.

Khi con làm chưa tốt, bố mẹ đừng vội mắng con mà trước hết hãy ngẫm lại xem mình đã bỏ qua một khía cạnh nào đó trong quá trình hình thành thói quen của trẻ hay chưa.

Ngoài việc giúp các em chuẩn bị về thói quen học tập, bố mẹ cũng cần chuẩn bị về thói quen sinh hoạt, thói quen đọc sách, thói quen thể dục. Trong đó, việc chuẩn bị thói quen sinh hoạt chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau: Thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm; thói quen ăn uống không kén chọn, thói quen học tập và nghỉ ngơi đều đặn; thói quen tự làm những việc của mình; thói quen không xả rác,...

Việc chuẩn bị thói quen đọc chủ yếu bao gồm các mặt sau: Chuẩn bị trước tủ sách và danh mục sách cho trẻ ở nhà; tạo không khí đọc sách trong gia đình. Bố mẹ cũng có thể bắt đầu với các hoạt động tương đối đơn giản là chạy, nhảy dây,… để trẻ chuẩn bị cho việc hình thành thói quen lành mạnh cả về tinh thần và thể chất.

Chuẩn bị cho con ý thức về an toàn

Giáo dục cho trẻ về sự an toàn là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Các công việc chuẩn bị cho giáo dục an toàn trong trường tiểu học chủ yếu bao gồm các nội dung sau: Giáo dục trẻ hình thành thói quen đi lên xuống cầu thang và đi bên phải; hình thành thói quen không rượt đuổi, tranh giành giữa các lớp; không nghịch các vật sắc nhọn, nguy hiểm như dao; không ném đá; vung vẩy dụng cụ học tập,… nếu bố mẹ đến đón chậm khi tan học thì nên đợi tại chỗ, kiên quyết không chạy lung tung, chạy theo người lạ.

Theo:  xevathethao.vn copy link