Cách giữ khoai tây tươi ngon như mới, để vài tháng vẫn không lo mọc mầm, nấu món nào cũng hợp

23:58, Thứ bảy 20/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Với cách bảo quản này, bạn có thể yên tâm vì khoai tây trong nhà lúc nào cũng tươi ngon, bổ dưỡng và không mọc mầm.

Khoai tây là một loại củ có nhiều cách chế biến, giá rẻ, dễ mua và dễ ăn. Có lẽ vì thế mà thực phẩm này thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuỳ vào sở thích, bạn có thể chế biến các món ăn ngon từ khoai tây như khoai tây chiên, canh sườn khoai tây, khoai tây xào thịt bò, bánh khoai tây...

1. Các cách bảo quản khoai tây

Bảo quản ở nơi thoáng mát

Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể bảo quản khoai tây trong thời gian dài chính là nhiệt độ bảo quản. Thông thường, nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm này nhiều tháng không hỏng là từ 6 đến 10 độ C.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bảo quản khoai tây ở những nơi có không khí thoáng mát... để "trì hoãn" quá trình nảy mầm của khoai. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, nếu bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp sẽ giúp lưu giữ làm lượng vitamin C trong khoai tây khoảng 4 tháng.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản khoai tây trong nhiều tháng không hỏng là từ 6 đến 10 độ C.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản khoai tây trong nhiều tháng không hỏng là từ 6 đến 10 độ C.

Không để khoai tây trong tủ lạnh

Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh là một trong những "điều tối kỵ" mà bạn nên tránh vì có thể khiến hàm lượng tinh bột trong khoai chuyển hoá thành đường cũng như biến đổi các chất khi nấu chín khoai.

Do đó, nếu muốn bảo quản khoai tây trong tủ đông, bạn nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ rồi luộc sơ trước khi cất vào tủ. Không những vậy, bạn cũng cần đảm bảo khoai tây hoàn toàn khô ráo khi đặt trong tủ đông.

Luôn giữ cho khoai tây khô ráo

Không ít người có thói quen rửa sạch nguyên liệu rồi mới mang đi bảo quản. Thế nhưng trên thực tế, đây là hành động sai lầm vì việc rửa khoai tây sẽ khiến thực phẩm này dễ bị ẩm, có mùi mốc và nhanh hỏng.

Không nên rửa khoai tây trước khi mang đi bảo quản.

Không nên rửa khoai tây trước khi mang đi bảo quản.

Nên đặt khoai tây trong túi giấy hoặc các thùng không đậy nắp

Trong quá trình bảo quản khoai tây, bạn cần đảm bảo có đối lưu không khí để giúp ngăn ngừa sự tích tụ hơi ẩm dẫn đến khoai bị hư hỏng. Vì thế, nên đặt khoai tây trong các dụng cụ như thùng không nắp đậy, rổ... Nên tránh sử dụng các loại hộp kín không có hệ thống lưu thông gió để bảo quản khoai. Nhờ vậy mà khoai tây của bạn sẽ tránh được sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hỏng hoặc mọc mầm.

Không đặt khoai tây chung với hành tây hay các loại hoa quả

Vì có rất nhiều loại trái cây và hoa quả giải phóng khí ethylene khi chín có thể làm mềm trái cây, củ quả bên cạnh và tăng hàm lượng đường trong nó nên bạn cần tránh bảo quản khoai tây ở cạnh chúng. Cụ thể, những thực phẩm có thể kể đến như hành tây, táo, cà chua, chuối... 

Có nên ăn khoai tây đã mọc mầm không?

Có nên ăn khoai tây đã mọc mầm không?

2. Có nên ăn khoai tây đã mọc mầm không?

Theo nhiều nghiên cứu, khoai tây chứa chaconine và solanine, hai hợp chất glycoalkaloid (còn được tìm thấy ở cà chua, cà tím...) Nếu có một lượng nhỏ, hợp chất này sẽ mang đến lợi ích sức khoẻ như có đặc tính kháng sinh, giúp giảm lượng đường trong máu và giảm cholesterol... Thế nhưng nếu ăn quá nhiều, chúng sẽ trở nên độc hại.

Khi mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây sẽ tăng lên và nếu ăn chúng, bạn sẽ tiêu thụ quá nhiều hợp chất này và gặp phải tình trạng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy... Nếu tiêu thụ với hàm lượng quá lớn còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Minh Thu