Công nghệ làm băng vệ sinh giả
Hồi cuối năm 2014, dư luận kinh hoàng biết đến công nghệ sản xuất Băng vệ sinh giả...loại BVS mà đến người làm ra không dám dùng đến.
Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng (Bắc Ninh): "Giấy để làm băng vệ sinh đa phần mua lại từ các cơ sở buôn bán phế liệu hoặc mua từ dân buôn đồng nát. Tốt hơn chút là lấy từ các loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng".
Từng mớ giấy phế liệu này sẽ được cho vào bể ngâm. Sau thời gian, mớ giấy này sẽ mục ruỗng và được vớt lên, bở tung, mủn thành bột. Sau đó chúng được cho vào bể ngâm Javen khử trùng và màu.
Sau vài ngày, bột giấy được sấy khô và nhanh chóng trở thành nguyên liệu làm băng vệ sinh trắng phau và "thơm" mùi hoá chất. Khi thành phẩm, mắt thường khó có thể phân biệt màu sắc so với băng vệ sinh xịn.
"Bình thường, lớp thấm hút trong các miếng băng vệ sinh là bông, nhưng băng vệ sinh được làm ở Doãn Thượng đa phần làm từ giấy. Người dân cứ tham rẻ mà mua, chứ đã nhìn thấy công nghệ làm ra những sản phẩm ấy thì không ai dám dùng…”, chị H, người làng Doãn Hạ bên cạnh cho biết.
Kinh hoàng BVS giả |
Còn phụ nữ trong làng thì rỉ tai nhau, thà mua vải thô về dùng chứ không dùng BVS do làng sản xuất, nhiễm bệnh như chơi, có khi còn…vô sinh.
Chị T, một người dân trong làng cho biết: "Khi làng mới có phong trào sản xuất BVS, thấy giá bán cũng rẻ, chị mua dùng thử. Nhưng chỉ được 1 – 2 lần, chị đã rùng mình vì chất lượng đáng sợ của nó".
“Miếng băng mỏng dính, vừa dùng đã dúm dó và bốc mùi hôi, bông bên trong trắng nhờ, điểm vài chấm vàng, xanh. Khi lột ra vứt bỏ, băng rách đôi, bông bên trong rơi lả tả… Mà sau khi dùng lại còn thấy ngứa ngáy, khó chịu nữa. Bóc thử một miếng ra thì bên trong là một lớp bông không mấy trắng, lại thêm những chấm vàng, xanh nữa”, chị T chia sẻ.
Trước nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi sử dụng BVS kém chất lượng cao, TS Nguyễn Việt Tiến, giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: “Ngoài những chỉ tiêu không an toàn về vi sinh, hóa, loại BVS này còn có bề mặt thô cứng có thể gây cọ xước rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn. Dùng lâu có thể gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn phần phụ, bám tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh”.
Nhận biết băng vệ sinh giả
- BVS giả có bề mặt thô cứng có thể gây cọ xước rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn.
- BVS kém chất lượng nhìn qua bao bì cũng có thể nhận biết: không nên sử dụng những loại băng vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ và được đóng gói thành từng túi ni lông lớn, trên túi không có nhãn mác cũng như thông tin sản phẩm.
- Chú ý đến mùi và màu sắc sản phẩm: Băng vệ sinh kém chất lượng thường có màu ngả vàng cùng mùi khét từ nhựa tổng hợp. Các bạn gái cũng nên dè chừng những sản phẩm có mùi thơm nhân tạo quá nồng nặc, bởi các hóa chất tạo mùi có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
- Làm thí nghiệm nhận biết: Đổ một ít nước lên băng vệ sinh:
Nếu thấm hút tốt, bề mặt băng khô và sạch thì đó là sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Nếu trên mặt băng vệ sinh xuất hiện những hạt li ti thì bạn cần dừng sử dụng sản phẩm ngay. Những hạt này là báo hiệu cho khả năng thấm hút kém cùng chất liệu bị pha trộn nhựa, phụ gia,… dễ làm da dị ứng.
30 "chiêu" làm thực phẩm giả, thực phẩm bẩn ngày Tết ở Việt Nam (Xã hội) - (Phunutoday) - Thực phẩm giả hiện nay tồn tại rất nhiều. Nhưng thực tế xử lý rất hời hợt trong khi nguy cơ tiềm ẩn các bệnh mãn tính như ung thư thì rình rập... |