Chăm sóc trẻ 29 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bé ngày càng phát triển thì việc chăm sóc bé ngày càng trở nên quan trọng hơn, vậy các mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ khi bé được 29 tháng tuổi

Làm thế nào để chăm sóc trẻ tốt nhất luôn là câu hỏi cần sự giải đáp của rất nhiều các mẹ. Để giúp các mẹ những thắc mắc đó, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé.

Làm thế nào để chăm trẻ 29 tháng tuổi

Các mẹ có biết làm thế nào để chăm sóc bé khi bé được tròn 29 tháng tuổi là tốt nhất? Các mẹ hãy cùng thử tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ nhé.

Hãy dạy bé học về sự chia sẻ

Ở độ tuổi này thì việc đánh nhau để giành đồ chơi có thể là chuyện thường xảy ra với các bé. Các bé giữ đồ chơi rất dữ dằn, và cho tới khoảng 1-2 năm tới thì chia sẻ vẫn còn là một kỹ năng ngoài tầm của con.

Để cho bé tập quen dần thì từ giờ cho đến lúc đó, bạn hãy giúp con làm quen bằng cách: Làm mẫu cho con, chỉ cho con thấy khi có ai đó chia sẻ với nhau hoặc với bé, cất những món đồ yêu thích của bé trước khi một bé khác đến nhà, khen ngợi khi bé biết chia sẻ...

Hãy chú ý việc thích sự lặp lại của bé

Mô tả ảnh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 29 tháng tuổi như thế nào?

Sự lặp đi lặp lại là một trong những điểm nổi bật nhất của trẻ con tuổi này. Bé con của bạn có thể muốn ăn hoài một món gì đó, mặc hoài một bộ đồ từ ngày này sang ngày khác, hoặc làm mọi việc theo đúng một thứ tự nhất định. Các mẹ cũng đừng quá lo lắng về sự lặp đi lặp lại đó bởi đó là cách bé rèn luyện chút khả năng kiểm soát của mình giữa thế giới rộng lớn và huyên náo. Sự quen thuộc khiến bé cảm thấy tốt hơn.

Hãy để trẻ tập quen và không nên nuông chiều bé

Nếu các bậc cha mẹ cảm thấy hành vi của trẻ có thể có thể nuông chiều một số hành vi của con nếu nếu đó còn phù hợp. Nhưng nếu những đòi hỏi của con là không hợp lý và không chấp nhận được, bạn hãy từ chối con một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết.

Việc bố mẹ từ chối có thể khiển cho bé òa ra khóc lóc, làm mình làm mẩy đấy nhưng đó là cách để bé không làm nũng cũng như được chiều quá mức.

Trí nhớ của bé được nâng lên

Đến những tháng này, trí nhớ của trẻ sẽ càng ngày bé càng nhớ được nhiều hơn đấy. Bé đang phát triển cách suy nghĩ tượng trưng hoặc hình dung không gian.

Khi trẻ có những trải nghiệm và thói quen tạo nên những liên kết mới trong não của con, bé trở nên dễ dàng có thể gợi lại những hình ảnh, chẳng hạn như đường đến nhà bà, chú gấu bông mà bé đã để quên ở nhà bà trông như thế nào, bé nhớ cả món kem và bánh ở buổi tiệc ngày hôm qua…Bạn hãy giúp con khắc họa rõ nét hơn ký ức bằng cách hỏi lại về những thứ mà bé biết.

Hãy dạy trẻ cách không “nhõng nhẽo” bố mẹ

Việc trẻ nhõng nhẽo hay quấy khóc là cách bé thể hiện sự thất vọng và khó chịu. Các bé thậm chí còn có thể không nhận thức được mình đang làm gì mà đó chỉ là cách mà những cảm xúc của bé bộc lộ ra.

Tuy nhiên việc này có thể nhanh chóng trở thành một thói quen dễ gây bực mình, vậy nên tốt nhất bạn hãy ngăn chặn từ sớm. Khi trẻ có những biểu hiện như quấy khóc, hay gây sự, các mẹ thay vì dỗ bé hay để bé làm tới thì ngay từ đầu hãy cương quyết để bé không gây sự được nữa nhé.

Khi trẻ 29 tháng tuổi có dễ bị mắc bệnh “tay-chân-miệng”?

Tay chân miệng là bệnh tuy mới xuất hiện nhưng tương đối nguy hiểm vì chưa có thuốc ngừa và đặc trị, thường hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và có triệu chứng ban đầu là sốt, mổi mụn rộp ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân.Do bệnh rất dễ lây truyền nên các mẹ cũng cần phải chú ý cho trẻ bởi hệ miễn dịch của bé đang làm tốt nhiệm vụ của mình nhưng cũng không thể nào giống người lớn được.

Cách phòng chống:

Để phòng chống tay chân miệng ở trẻ, các mẹ cần phải:

+ Phải rửa tay thường xuyên (với cả trẻ nhỏ và người lớn) trước khi cho bé ăn.

+ Khi chế biến thực phẩm, bế ẵm trẻ hay sau khi thay tã, làm vệ sinh phải luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ.

+ Phải đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi và đảm bảo các vật dụng và nước sinh hoạt đều sạch sẽ.

+ Luôn làm sạch nhà cửa, phòng ốc cũng như các đồ chơi của trẻ thường xuyên hơn nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi bé yêu của bạn đã đến tháng thứ 6 thì việc chăm sóc bé như thế nào càng trở nên rất cần thiết cho sự phát triển của bé đấy nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn