Tắm làm sạch cơ thể, gột bỏ bụi bẩn, hôi hám, đồng thời cũng giúp cơ thể thư giãn, sảng khoái. Nhung đôi khi chúng ta chỉ coi đây là cách thức để rửa trôi chất bẩn trên người, do đó thường thực hiện việc tắm qua loa hoặc tắm rửa không đúng cách. Điều này dễ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn tấn công gây bệnh, chưa kể là làn da còn dễ gặp một số bệnh.
Vùng nách
Nách là vùng da dưới cánh tay, vùng da có mồ hôi dễ sản sinh vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh có thể khiến khu vực này bị ngứa, có mùi hương khó chịu và gây bệnh viêm nang lông. Vệ sinh kỹ vùng nách là cách để mở rộng khí quản, làm dịu thần kinh, cải thiện tốc độ lưu lượng máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho phụ nữ, đặc biệt còn không bị thâm nách hay da sỉn màu.
Đùi
Đùi cũng cần chăm sóc, đây cũng là một điều quan trọng để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Sở dĩ đùi thường dễ bị đổ mồ hôi và tăng nhiệt độ bởi chúng thường bị bao phủ bởi lớp quần áo dài tay thường ngày. Nếu không vệ sinh cẩn thận thể dễ bị nhiễm khuẩn và ngứa ngáy, từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, vùng da cũng sỉn màu hơn khiến chúng ta mất tự tin khi diện đồ ngắn.
Bàn chân
Chân là bộ não thứ 2 của cơ thể. Lòng bàn chân còn kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày… Vệ sinh sạch sẽ bàn chân giúp cải thiện lưu thông máu trên da, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố làm bàn chân không bị nhăn nheo, da cũng mịn hơn, cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể massage chân trong vài phút sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Ngoài ra cần lưu ý một số điểm như sau:
- Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-20 phút.
- Nhiệt độ nước quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và đột quỵ.
- Vào ngày hè cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối.
- Sau khi đi nắng hoặc ra nhiều mồ hồi, nên chờ đợi khoảng 15p cho đến khi cơ thể khô ráo rồi mới đi tắm.