Chuyên gia phân tích biến chủng Delta gây đợt dịch lớn nhất VN: Có thể lây nhiễm ngay khi tiếp xúc

( PHUNUTODAY ) - Biến chủng Delta đang gây ra làn sóng lây nhiễm cao khủng khiếp, những ngày gần đây, số lượng người mắc đã lên tới gần 1000 ca một ngày.

Thời gian gần đây, cơn bão Covid-19 đang càn quét trên cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày, ghi nhận số ca nhiễm trong nước lên tới gần 1000 ca.

Như nhà mình, đợt này đi đâu ra ngoài cũng sợ lắm, chỉ sợ vô tình thành F mấy thôi. Con tới hẹn đi tiêm phòng mà vừa cho con đi vừa hãi, tới chỗ tiêm mấy mẹ con cũng cứ nem nép một góc, chả dám cho con chạy nhảy như mọi khi nữa. Mà khẩu trang thì bắt buộc, không dám bỏ ra lúc nào.

Chủng virus Delta này có mức độ lây nhiễm rất nhanh, tỷ lệ người nhiễm cao khiến số ca mắc trong cộng đồng nhiều hơn, dù thời gian tiếp xúc không dài.

3

Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM: Biến thể Delta (B.1.167.2, phát hiện lần đầu ở Ấn Độ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh và làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine. Theo đó, một người nhiễm chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác; chủng Alpha (B.1.1.7, phát hiện đầu tiên ở Anh) lây cho đến 7 người, còn chủng Delta lần này ước tính có thể lây nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60% đó ạ.

Theo kết quả giải trình gen cho thấy thì biến chủng Delta đang chiếm ưu thế trong đợt dịch thứ 4 này, đặc biệt ở các tỉnh miền trung và miền nam như hiện nay. Chủng này khiến cho các tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận nhiều trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn một ngày tiếp xúc phơi nhiễm.

Giáo sư Lân còn nói rằng: "Chưa chắc chắn biến thể Delta gây bệnh cảnh nặng hơn, nhưng khi số mắc tăng cao, cũng như quá tải hệ thống y tế thì có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn".

Ở Việt Nam, biến chủng Delta lần đầu phát hiện ở Yên Bái, sau đó lây sang nhiều người ở Bắc Giang, với gần 5.000 ca nhiễm (từ 27/4 đến sáng 3/7), giờ thì TP HCM đang xếp thứ hai cả nước. Số ca nhiễm hiện chưa có dấu hiệu suy giảm, nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây và yếu tố dịch tễ.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: Một biến chủng mới khi xảy ra sẽ có một nhóm có độc lực cao, một nhóm có độc lực thấp hơn.

Cụ thể, vòng đời một nhóm của virus chỉ trung bình 3-5 ngày, sau đó xoay chuyển liên tiếp chứ không đứng yên một trạng thái. Riêng các nhóm trong vòng đời tiếp của chủng Delta có biến đổi nhưng chỉ một số thay đổi nhỏ, không tạo thành biến chủng mới. Coi như vậy cũng yên tâm hơn được chút.

1

Bác sĩ Hùng phân tích: Nhóm virus độc lực cao sẽ gây triệu chứng bệnh sớm, người nhiễm được phát hiện, cách ly điều trị riêng. Vậy nên nhóm này không có điều kiện để lây tiếp. Còn nhóm có độc lực thấp thường không biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc chỉ triệu chứng nhẹ, khó phát hiện nên khiến nhiều người trong cộng động có nguy cơ bị lây lan virus.

Bác sĩ Hùng cũng nhận định, Delta là biến chủng có tốc độ lây lây nhiễm cao hơn nhưng lõi virus vẫn như cũ, khác biệt thường ở trên các gai virus. Tức là số lượng gai virus chủng này có thể tăng, dẫn đến khả năng gắn kết vào các tế bào của vùng hầu họng của cơ thể người mạnh hơn, sau đó xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm bệnh.

Ông giải thích: "Chẳng hạn với các chủng cũ, số lượng gai virus có thể ít hơn, các phản xạ như nuốt có thể làm cho virus không bám vào được tế bào vùng hầu họng nên không gây nhiễm bệnh"

Còn bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết thêm rằng nCoV sau khi lây truyền qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện hai trạng thái: Một là gia tăng độc lực ở thời gian đầu, nếu biến chủng; còn không biến chủng tiếp thì độc lực sẽ giảm ở thời gian kế tiếp.

Khi độc lực virus giảm thì sự lây lan vẫn tồn tại nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Vì thế những ca phát hiện đầu tiên hầu hết mắc mức độ nhẹ, nếu không đi khám sẽ dễ bị bỏ qua bệnh.

Cùng quan điểm như bác sĩ Dũng, Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cũng cho rằng: Biến chủng mới Delta khiến đợt dịch lần này phức tạp hơn. Khoảng 80% bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Nên khó biết ai là người mang mầm bệnh trong cộng đồng, tăng nguy cơ lây nhiễm.

Người mắc bệnh nhưng lại không biết hoặc tự khỏi được dễ lây cho người khác trong thời gian nhiễm. Ông Nga nhấn mạnh: "Do đó, việc truy tìm F0 tuy cần thiết nhưng trong tình hình hiện nay thì gần như là vô phương".

Các chuyên gia vẫn khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức hơn và luôn áp dụng biện pháp 5k để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài ra thì đẩy nhanh tiêm vắc xin để nâng cao miễn dịch cộng đồng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link