Đầu bếp thông minh không bao giờ để những thứ này cạnh bếp nấu, vừa nguy hiểm lại còn khiến món ăn dở tệ

( PHUNUTODAY ) - Sắp xếp đồ đạc trong nhà bếp không chỉ cần nhanh tiện gọn mà còn phải chú ý đặc thù riêng của khu vực nấu ăn để đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Bếp nấu ăn là khu vực đặc biệt. Gần bếp nấu nhiệt độ thường rất cao nên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm và sự an toàn cháy nổ. Bởi vậy khi sắp xếp bếp nấu ăn, những người cẩn thận sẽ rất chú ý với các đồ vật đặt gần bếp nấu.

Theo đó bạn nên tránh để những thứ sau ở gần bếp đun nấu: 

Chai dầu ăn

Dầu ăn được nhiều người để gần bếp nấu cho tiện tay lấy. Nhưng điều đó không tốt cho bảo quản dầu ăn và có nguy cơ mất an toàn. Dầu ăn để gần bếp nấu nóng có thể tăng nguy cơ cháy nổ trong bếp. Hơn nữa dầu ăn dễ bị oxy hóa khiến dầu ăn giảm mùi vị và khi chiên rán dễ gây chất độc hại cơ thể, đồng thời món ăn của bạn giảm ngon vì mùi khó chịu của dầu bị oxy hóa.

Các loại bột khô như bột mì, bột nếp, bột năng...

Các loại bột như bột gạo, bột mì, bột bắp, bột năng đều có nguy cơ bắt lửa nhưng nhiều người lại không biết điều đó.Do vậy để các loại bột gần bếp nấu có nguy cơ cháy nổ, hơn nữa gần bếp nấu hay ướt, bốc hơi nước từ nồi luộc, nồi canh, bắn dầu mỡ nên dễ làm bột bị ẩm, vón cục, mốc giảm mùi vị. Do đó nên để bột tránh xa bếp và nên đặt trong tủ có cửa đóng lại.

Sắp xếp đồ đạc trong bếp cũng rất quan trọng

Sắp xếp đồ đạc trong bếp cũng rất quan trọng

Dây hành tỏi ớt

Hành, tỏi ớt rất dễ bị móp nên để ở nơi có nhiệt cao sẽ khiến chúng nhanh hỏng. Hãy đặt hành tỏi ớt ở nơi thoáng khí và mát mẻ, khô ráo. Bếp nấu vừa nóng vừa có hơi ẩm từ nồi nấu bay lên sẽ khiến chúng nhanh bị hỏng, héo, móp và mất hương vị, giảm độ thơm ngon. Các loại rau củ quả gia vị nên được để ở chỗ mát.

Nước mắm

Nước mắm cũng rất dễ bị oxy hóa khi gặp nhiệt độ cao. Do đó nếu bạn để nước mắm gần bếp nấu thì nước mắm nhanh biến chất. Nước mắm nên để nơi thoáng mát, khô ráo nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nơi nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nước mắm rất dễ bị oxy hóa và chuyển màu đen khi tiếp xúc nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao.

Dầu ăn mắm muối và các loại bột chớ nên để gần bếp nấu

Dầu ăn mắm muối và các loại bột chớ nên để gần bếp nấu

Vại dưa cà muối, măng muối, giấm tỏi ngâm

Dưa cà, giấm tỏi muối nếu gặp nhiệt độ cao sẽ nhanh bị hỏng, bị chua nhanh, bị khú kháng, nẫu mất giòn. Rất nhiều gia đình tự muối dưa cà để ăn. Do đó nên đặt những loại đồ muối này ở chỗ khô thoáng mát.

Rượu

Nhiều gia đình dùng rượu để sơ chế và nấu ăn nhưng rượu có tính bắt lửa mạnh. Do đó tuyệt đối không để rượu gần bếp nấu. Khi gần bếp nấu rượu bị nhiệt độ cao nên dễ hư hỏng, làm biến đỏi chất. 

Bật lửa

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn để bật lửa gần bếp nấu, đặc biệt nếu đó là bếp gas. Điều đó khiến cho nguy cơ hỏa hoạn và cháy nổ tăng cao. 

Túi nilon

Túi nilon cũng thường được dùng trong nhà bếp. Nhưng chúng được làm bằng polyetylen vô cùng dễ bắt lửa và lan nhanh. Do đó tuyệt đối không để những đồ trong túi nilon, túi nilon gần bếp nấu.

Điện thoại

Nhiều người vừa nấu ăn vừa dùng điện thoại rồi tiện tay đặc điện thoại ngay cạnh bếp nấu. Điều đó khiến điện thoại nóng nhanh hơn có thể gây nổ và hại pin hại máy. Hơn nữa điện thoại có thể khiến bạn mất tập trung khi nấu ăn nên món ăn có thể dở hơn và dễ bị tràn thức ăn ra ngoài. 

Nồi cơm điện

Bạn cũng không nên đặt nồi cơm điện quá gần khu bếp nấu mặc dù cho rằng điều đó tiện lợi. Nhưng nồi cơm điện có những vi mạch điện tử khi để gần bếp nấu chúng nhanh hỏng khiến nồi cơm chập chờn nấu cơm không ngon, dễ bị cháy hoặc không đủ nhiệt. Nồi cơm tiếp xúc nhiệt liên tục cũng nhanh hỏng hơn.

Bạn nên kê bếp riêng cách với khu để đồ. Khi nào nấu thì mang đồ ra nấu, tránh trong phạm vi quá gần chịu ảnh hưởng nhiệt của bếp.

Lò vi sóng

Lò vi sóng cũng là thiết bị nấu cần thiết trong bếp. Nhưng lò vi sóng là thiết bị điện cần tản nhiệt khi hoạt động. Đặt lò vi sóng cạnh bếp nấu có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Tủ lạnh

Tủ lạnh chứa và bảo quản thực phẩm nên nhiệt độ của tủ lạnh rất quan trọng. Việc để tủ lạnh cạnh bếp nấu làm cho tủ lạnh phải hoạt động nhiều hơn, làm mát lâu hơn ảnh hưởng chất lượng thực phẩm và còn gây tốn điện hơn, cũng khiến tủ nhanh hỏng hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link