Điểm tin mới 1/6: Cụ ông U70 hiếp dâm bé gái trong hẻm vắng, lĩnh án 12 năm tù

( PHUNUTODAY ) - Thấy bé gái đi chơi một mình, cụ ông U70 nổi "máu tà dâm" nên lôi cháu bé vào hẻm tối để thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chủ nhân tấm vé Vietlott hơn 112 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay đeo mặt nạ hacker nhận giải

n10

 Đại diện đơn vị phát hành trao giải độc đắc trị giá hơn 112 tỷ đồng cho ông T.Đ.L tới từ Hà Nội. Ảnh nguồn: Internet.

Ngày 31/5, Công ty xổ số điện toán (Vietlott, Chi nhánh Hải Phòng) đã tổ chức buổi Lễ trao giải Jackpot Mega 6/45 kỳ quay số mở thưởng thứ 132 trị giá trên 112 tỷ đồng tại Hà Nội.

Theo đó, giải Jackpot Mega 6/45 kỳ quay số mở thưởng thứ 132 trị giá 112.477.419.000 đồng đã được trao cho ông T.Đ.L (hộ khẩu thường trú tại quận Ba Đình, Hà Nội).

Trước đó, ông T.Đ.L đã mang vé số có bộ số trùng với kết quả Jackpot Mega 6/45 kỳ QSMT thứ 132 đến Chi nhánh Hải Phòng yêu cầu được trả thưởng.

Sau khi kiểm tra trên hệ thống kỹ thuật và hồ sơ kèm theo, Vietlott xác định chiếc vé ông T.Đ.L mang đến hợp lệ với giá trị trúng thưởng 112.477.419.000 đồng (chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân).

Chiếc vé giá trị giải thưởng cao nhất từ trước đến nay được phát hành tại điểm bán hàng Vietlott: Số 253 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo quy định, ông T.Đ.L có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân trên 11 tỷ đồng và được khấu trừ ngay khi nhận thưởng. Sau khi nộp thuế, ông T.Đ.L được nhận số tiền 101.230.737.100 đồng qua hình thức chuyển khoản.

Sau khi nhận thưởng ông L. đã trích 400 triệu đồng ủng hộ bốn cơ quan có các chương trình từ thiện liên quan đến trẻ em.

Cụ ông U70 hiếp dâm bé gái trong hẻm vắng, lĩnh án 12 năm tù

n11

 Bị cáo Bài tại tòa. Ảnh nguồn: Internet.

Ngày 31/5, TAND Cấp Cao tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử và tuyên y án 12 năm tù đối với bị cáo Trần Văn Bài (SN 1947, ngụ tỉnh Đồng Nai) về tội Hiếp dâm trẻ em.

Trước đó, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên bị cáo Bài 12 năm tù về tội Hiếp dâm trẻ em. Sau bản án, đại diện bị hại kháng cáo yêu cầu tăng thêm tiền bồi thường, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt cho Bài.

Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Bài thừa nhận hành vi phạm tội nhưng không chấp nhận bồi thường thêm cho phía bị hại. Sau khi nghị án, HĐXX xét thấy vụ án không có tình tiết mới, phiên tòa sơ thẩm đã xét xử công bằng, nghiêm minh nên tuyên y án 12 năm tù.

Theo bản án sơ thẩm, Trần Văn Bài bị tàn tật cụt tay trái, hành nghề lượm ve chai ở ấp Bàu Trâm, xã Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Khoảng 17h30, ngày 6/7/2016, Bài đi bộ về nhà sau khi đã uống rượu. Trên đường về, Bài nhìn thấy cháu P.T.Q.N. (SN 2007) đi ngang mà không có người lớn đi cùng, xung quanh vắng người qua lại nên gã nảy sinh ý định hiếp dâm.

Bài rủ cháu N. về nhà mình chơi nhưng cháu N. không đồng ý. Dù vậy, Bài vẫn nắm cổ áo cháu N. lôi vào một con hẻm tối gần đó để thực hiện hành vi đồi bại.

Cháu N. sợ và đau quá nên la lớn. Nghe tiếng cháu N. la, người thân của cháu đến và phát hiện sự việc nên hô hoán mọi người đến bắt giữ Bài giao công an.

Phụ lái tàu hỏa vụ tai nạn cầu Ghềnh được bồi thường

n12

 Yêu cầu bồi thường gần 2 tỷ, nhưng tòa chỉ chấp nhận bồi thường cho ông Phú hơn 300 triệu đồng. Ảnh nguồn: Internet.

Được bồi thường 349,2 triệu đồng sau gần 300 ngày bị giam oan, phụ lái tàu trong vụ tai nạn cầu Ghềnh vẫn không đồng ý mức bồi thường này.
Sau 6 ngày nghị án, ngày 31/5, TAND quận 9 đã tuyên án vụ tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, tuyên buộc VKSND TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bồi thường cho ông Nguyễn Xuân Phú (SN 1964, phụ lái tàu SE2 trong vụ tàu hỏa tông ôtô trên cầu Ghềnh xảy ra vào năm 2011) tổng số tiền là 349,2 triệu đồng.

Tại phiên tòa trước đó, ông Phú yêu cầu VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần, thu nhập bị mất, giảm; tổn thất của gia đình cha mẹ, vợ con; tổn thất do bị giam, khởi tố, truy tố theo và thiệt hại vật chất do suy giảm sức khỏe theo thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bồi thường nhà nước, với mức bồi thường là 1,785 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đại diện VKSND TP.Biên Hòa và đại diện VKSND quận 9 thống nhất chỉ đồng ý bồi thường cho ông Phú 313 triệu đồng.

Theo hồ sơ vụ án, vụ việc xảy ra vào ngày 6/2/2011, ông Nguyễn Văn Túy (SN 1967, ngụ tại tỉnh Bình Dương) được phân công lái tàu SE2 đi từ ga Sài Gòn đến ga Mương Mán (tỉnh Bình Thuận) cùng với phụ lái là ông Nguyễn Xuân Phú.

Khi tàu đến cách cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa) khoảng 1km, lái tàu thấy tín hiệu đèn xanh (cho phép được đi tiếp) nên ông Túy tiếp tục cho tàu chạy.

Tuy nhiên, khi còn cách cầu Ghềnh khoảng 100m, ông Túy phát hiện có ánh đèn ô tô trên cầu chiếu ngược lại nên ông Túy đã kéo thắng ở cấp độ khẩn cấp nhưng tai nạn vẫn xảy ra làm 2 người chết và 22 người bị thương.

Sau đó, ông Túy và ông Phú bị bắt giam và truy tố về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Đến ngày 5/4/2016, VKSND TP.Biên Hòa ban hành quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phú vì lý do ông Phú không có hành vi phạm tội. Tính đến ngày nhận quyết định đình chỉ vụ án, ông Phú bị bắt giam gần 300 ngày.

Sau đó, ông Phú yêu cầu VKSND TP.Biên Hòa xin lỗi công khai ông tại địa phương và bồi thường oan sai. Thế nhưng, đôi bên không thỏa thuận được mức bồi thường nên ông Phú nộp đơn khởi kiện VKSND TP.Biên Hòa ra TAND quận 9 yêu cầu bồi thường 1,78 tỷ đồng.

Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX nhận định không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của ông Phú. Căn cứ vào tài liệu của vụ án và các quy định bồi thường, Tòa tuyên tổng số tiền VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường cho ông Phú là 349,2 triệu đồng.

Sau khi tuyên án, ông Phú cho biết, ông không đồng ý với số tiền mà TAND quận 9 vừa tuyên, ông sẽ kháng cáo lên TAND TP.HCM yêu cầu tăng số tiền bồi thường.

Liên quan tới vụ án này, tháng 2/2017, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa xét xử tuyên buộc phía bị đơn là VKSND TP.Biên Hòa bồi thường oan sai mức hơn 322 triệu đồng cho ông Nguyễn Văn Túy.

Khởi tố vụ tai nạn chết 2 người ở thác Hang Cọp

n13

 Lực lượng chức năng đưa thi thể các nạn nhân lên bờ - Ảnh nguồn: Internet.

Ngày 31/5, Công an Lâm Đồng đã khởi tố bị can đối với ông Đỗ Tuấn (cho tại ngoại) về tội 'vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính' trong vụ du khách Ba Lan chết ở thác Hang Cọp.

Ông Tuấn là giám đốc Công ty TNHH dịch vụ du lịch Giấc Mơ Vàng - TP.Đà Lạt, Lâm Đồng - đơn vị tổ chức tour du lịch mạo hiểm trái phép và để xảy ra tai nạn khiến du khách Cwiakala Rafal Witold - 33 tuổi, quốc tịch Ba Lan - và hướng dẫn viên Tô Quốc Khánh - 23 tuổi - tử vong.

Công ty Giấc Mơ Vàng được thành lập từ tháng 2-2016 có chức năng kinh doanh lữ hành với khách du lịch nội địa, không được phép tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho du khách.

Vụ việc xảy ra ngày 23-2 tại thác Hang Cọp - xã Xuân Thọ, Đà Lạt.

Theo thông tin từ công an tỉnh Lâm Đồng, ông Đỗ Tuấn khai nhận tối ngày 22-2, ông nhận điện thoại từ hai khách sạn tại Đà Lạt báo có khách nước ngoài muốn đi tour du lịch mạo hiểm tại thác Hang Cọp.

 
Ngày 23-2, ông Tuấn gọi điện thoại thuê Tô Quốc Khánh và Cao Minh Quang cùng đi để hướng dẫn du khách đến thác Hang Cọp thực hiện tour du lịch mạo hiểm.

Cả Khánh và Quang đều không có thẻ hướng dẫn viên quốc tế và không phải là nhân viên công ty Giấc Mơ Vàng.

Trước khi xảy ra tai nạn ngày 23-2, có 4 người khách đu dây xuống thác thành công.

Khoảng 10h cùng ngày, trong khi anh Cwiakala Rafal Witold đang đu dây theo dòng nước đến lưng chừng thác, ở phía trên Tô Quốc Khánh nắm sợi dây dù có chức năng bảo hiểm thì một dòng nước mạnh bất ngờ đổ ập xuống thác và cuốn trôi 2 người.

Khoảng 30 phút sau, anh Martin Helth - một người nước ngoài đi trong một nhóm du khách khác - đã phát hiện anh Cwiakala Rafal Witold bị kẹt vào khe đá cách vị trí xảy ra tai nạn khoảng 400, 500m về phía hạ nguồn.

Anh Martin Helth kéo nạn nhân đặt lên tảng đá và hô hấp nhân tạo nhưng anh Cwiakala Rafal Witold đã chết.

Anh Martin Helth lại thấy anh Khánh bị kẹt ở khe đá bên phải dòng suối cách vị trí anh Cwiakala Rafal Witold khoảng 10m và Khánh cũng đã chết.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn