Gạo để lâu hay bị mốc, mọt: Bảo quản theo cách này gạo để cả năm không mốc, côn trùng không dám bò vào

20:20, Thứ năm 29/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Mọt gạo, mốc gạo là vấn đề thường thấy khi bảo quản gạo quá lâu. Dưới đây là cách bảo quản gạo đơn giản nhưng hiệu quả giúp gạo để cả năm cũng không mốc, côn trùng không dám bò vào.

Cơm là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Chính vì thế, nhà nào cũng luôn dự trữ gạo trong nhà. Tuy nhiên, mọt gạo, mốc gạo là vấn đề thường thấy khi bảo quản gạo quá lâu, cần có mẹo vặt để giải quyết những vấn đề này.

Thường các gia đình sẽ cho gạo vào thùng kín, có nắp đậy, gạo sẽ an toàn, không bị mốc hay sâu bọ phát triển. Tuy nhiên, khi bước vào mùa ẩm thấp, những vấn đề như sâu mọt, nấm mốc rất dễ phát triển trong gạo. Khi gạo tiếp xúc lâu với không khí dễ bị ẩm ướt và nhiễm vi khuẩn thì hạn sử dụng càng ngắn, chỉ từ khoảng 1 tháng. Gạo bảo quản được từ 6 đến 12 tháng nếu chưa mở bao bì. Gạo được đóng gói hút chân không có thể bảo quản trong 18 tháng vì không tiếp xúc với không khí. Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn nên mua các loại gạo tương ứng để bảo quản được lâu hơn.

gao-de-lau-hay-bi-moc-mot-bao-quan-theo-cach-nay-gao-de-ca-nam-khong-moc-con-trung-khong-dam-bo-vao-2

Nếu gạo đóng gói chưa được mở, bạn nên đặt nó ở nơi thoáng mát và thông gió sẽ không bị mốc hay côn trùng xâm nhập. Tuy nhiên, một khi đã mở bao bì, cần phải ăn nhanh và bảo quản chính xác. Dưới đây là 4 cách để phòng ngừa nấm mốc và mọt gạo, rất đơn giản và thiết thực.

1. Rượu trắng có nồng độ cao trên 41 độ

Nhiều gia đình sử dụng xô đựng gạo, nó tương đối kín nên không bị côn trùng bò vào. Tuy nhiên, nếu muốn gạo không bị nấm mốc và mọt gạo xuất hiện, chỉ cần một chai rượu trắng có nồng độ cao.

Đầu tiên, bạn mua một chai rượu trắng, có nồng độ cao trên 41 độ, mở nắp, vùi chai vào trong xô gạo. Lưu ý để miệng chai lộ ra để gạo khỏi rơi vào rượu rồi đậy nắp lại, để nơi thoáng mát.

Rượu rất dễ bay hơi, cồn có tác dụng khử trùng, diệt côn trùng. Nhờ có mùi cồn giúp gạo không bị nấm mốc, mọt gạo cũng không xuất hiện.

gao-de-lau-hay-bi-moc-mot-bao-quan-theo-cach-nay-gao-de-ca-nam-khong-moc-con-trung-khong-dam-bo-vao-3

2. Tiêu

Tiêu là thuốc diệt nấm tự nhiên, có mùi hắc, mọt gạo rất khó chịu với mùi này nên có tác dụng xua đuổi côn trùng, đồng thời diệt vi khuẩn.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một túi vải mỏng, hoặc một cái khẩu trang 2 lớp cắt 1 đầu, cho tiêu vào, cột lại, vùi ở 4 góc thùng gạo. Sau đó để thùng gạo nơi thoáng mát, thông gió, gạo sẽ không bị sâu bọ, nấm mốc phát triển.

3. Tỏi

gao-de-lau-hay-bi-moc-mot-bao-quan-theo-cach-nay-gao-de-ca-nam-khong-moc-con-trung-khong-dam-bo-vao-1

Trong tỏi còn có một chất là allicin, là một loại “penicillin tự nhiên” có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Tỏi có vị cay, mùi hắc và có tác dụng đuổi côn trùng rõ rệt.

Bạn hãy lấy một ít tỏi cho vào thùng gạo, để nằm rải rác, sau đó để nơi thoáng mát sẽ giúp gạo không bị mốc và côn trùng.

4. Rong biển khô

Khi cho một ít rong biển khô vào gạo có tác dụng hút ẩm tốt, giữ cho gạo khô ráo, không bị mốc. Gạo không bị ẩm sẽ giảm nguy cơ bị mốc. Hơn nữa, rong biển mọc ở biển, có mùi tanh, độ mặn cao, sâu bọ không thích điều này nên có thể phòng tránh được mọt gạo xuất hiện.

Cách thực hiện: Cho gạo và rong biển khô vào với nhau theo tỷ lệ 100: 1, tức là cho 50 gram rong biển khô vào 10 lạng gạo. Chu kì 10 ngày, bạn lấy rong biển ra phơi khô, sau đó cho vào gạo trở lại sẽ ngăn không cho gạo bị ẩm mốc và côn trùng xuất hiện.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm