Trẻ 1 tuổi đã mắc bệnh "người lớn", sai lầm khi giặt quần áo có thể bạn cũng "dính"
Một bé gái tên là Văn Văn, 1 tuổi ở Trung Quốc vừa bị phát hiện mắc bệnh "người lớn" khiến không chỉ gia đình bé mà bác sĩ cũng bất ngờ.
Trước đó, mỗi lần mẹ của Văn Văn thay đồ cho bé đều thấy hiện tượng quần lót ố vàng, có nhiều mảng bám, bốc mùi hôi nặng, thậm chí có màu đỏ. Mỗi lần đi tiểu bé đều kêu khóc.
Khi mẹ tắm, bé đã khóc nức nở khiến gia đình phải đưa bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ Bệnh viện Hà Y Đại tứ viện (Trung Quốc) cho biết, bé đã bị viêm âm đạo do nấm.
Sau khi tìm hiểu được biết, mẹ của Văn Văn là người mắc bệnh viêm âm đạo nặng, chữa nhiều nhưng không khỏi.
Gia đình lại có thói quen cứ thay đồ bẩn là để ngay vào máy giặt, khi đủ đồ sẽ giặt một lần mà không hề phân loại đồ có thể giặt chung hay không.
Chính sai lầm này đã khiến mầm bệnh từ quần áo của người lớn lây sang trẻ nhỏ, khiến Văn Văn mắc bệnh trong tình trạng không mong muốn như vậy.
Không những thế, việc giữ gìn vệ sinh của mẹ Văn Văn cũng không triệt để, cô ít khi rửa tay sát khuẩn trước/sau khi vệ sinh cá nhân hoặc tắm cho con. Điều này khiến bác sĩ phải "lắc đầu" sợ hãi.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất là giữ gìn và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ (Ảnh minh họa) |
Làm sao để bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm bệnh?
Theo ý kiến của bác sĩ, vi khuẩn của bệnh nấm âm đạo xuất hiện ở khắp mọi nơi, nếu người lớn mắc bệnh này cần phải đặc biệt chú ý, không cẩn thận sẽ lây nhiễm cho trẻ nhỏ.
Không những thế, trẻ em hoặc trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch thấp, nguy cơ lây nhiễm cao.
Bác sĩ Khương Thúc Mẫn, chủ nhiệm khoa Phụ khoa bệnh viện này giải thích thêm, nhiều gia đình vì thuận tiện nên thường ném hết quần áo của cả nhà vào máy giặt rồi giặt chung với nhau.
Đây là điều kiện để các bệnh nhiễm trùng, viêm da, các loại nấm có khả năng lây nhiễm chéo do giặt lẫn quần áo.
Ngoài lây nhiễm chéo, khi người mắc bệnh giặt quần áo cho mình rồi lại giặt tiếp đồ của người khác mà không sát khuẩn tay cũng có thể là nguyên nhân quan trọng phát tán mầm bệnh.
Ngay cả dùng giấy khi đi vệ sinh, nhìn thì có vẻ sạch sẽ nhưng thực ra lại không hề an toàn. Nhiều người đã bị nhiễm trùng phần phụ, mắc bệnh phụ khoa vì giấy vệ sinh kém chất lượng.
Không những thế, nếu chị em mặc đồ quá chật, bó sát, không lưu thông khí, khó thoát mồ hôi, cũng rất dễ bị viêm nhiễm và mắc bệnh.
Bác sĩ Mẫn cho biết thêm, trẻ em mắc bệnh phụ khoa thường không quá nguy hiểm, chỉ cần điều trị tích cực và đúng cách thì bệnh sẽ sớm khỏi. Cần tách xa nguồn bệnh để không bị tái nhiễm trở lại.
Cắt bao quy đầu cho trẻ có thực sự cần thiết? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bao quy đầu có ý nghĩa quan trọng với trẻ em nam, có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và sinh sản của nam giới. |