Hệ lụy "sởn gai ốc" của việc giật nước không đậy nắp bồn cầu, 70% người Việt mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Bạn có thói quen khi đi vệ sinh xong giật nước nhưng không đóng nắp bồn cầu lại? Nhiều người tưởng rằng đây là chuyện hết sức bình thường tuy vậy nó lại gây ra những hệ lụy kinh hoàng đối với sức khỏe con người.

Chắc hẳn, 10 người thì phải có đến 8 người Việt có thói quen sau khi sử dụng xong bồn cầu, giật nước nhưng không đậy nắp bồn cầu lại. Và cũng nhiều người cho rằng đây chỉ là 1 thói quen nhỏ không đáng bận tâm. Tuy nhiên bạn để biết đến những hệ lụy mà thói quen tưởng chừng vô hại này mang lại? 

giat-nuoc-bon-cau-khi-chua-day-nap

Gần đây đã có một công ty sản xuất nước vệ sinh toilet ở Anh đã thực hiện 1 thí nghiệm có thể khiến bạn rùng mình. Theo đó, công ty này đã sử dụng công nghệ camera tốc độ cao để chụp ảnh toilet khi xả nước mà không đậy nắp.

Thí nghiệm cho thấy khi giật nước bồn cầu thì các giọt nước chứa đầy vi khuẩn virus bắn tung tóe ra ngoài, xa tới 1,8 mét.

Thí nghiệm cho thấy khi giật nước bồn cầu thì các giọt nước chứa đầy vi khuẩn virus bắn tung tóe ra ngoài, xa tới 1,8 mét.

sai-lam-khi-giat-nuoc-bon-cau-khong-day-nap-2

Bức ảnh chụp thí nghiệm được ví như "một màn trình diễn pháo hoa kinh dị". Cũng theo nghiên cứu này, các giọt nước từ bồn cầu có thể bắn vào làn da, mặt mũi miệng của bạn khi cúi xuống để giật nước. Không những vậy, những vi khuẩn bay xa đến 1,8m còn sẽ bám vào khăn tắm, bàn chải, cốc xúc miệng,... mọi thứ có trong nhà vệ sinh của bạn và sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng tiêu cực đối với sức khỏe cơ thể con người.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 200 triệu vi khuẩn bám trên 6,5 cm2 diện tính da bàn tay thông qua bồn cầu và những loại vi khuẩn này còn có tốc độ sinh sôi, lây lan chóng mặt. Các vi khuẩn này khi nhiễm vào cơ thể rất dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến da liễu, hô hấp mà bản thân bạn không lường trước được.

sai-lam-khi-giat-nuoc-bon-cau-khong-day-nap-3

Vậy nên, sau khi đi vệ sinh xong, bạn nhớ đậy nắp và giật nước tránh vi khuẩn trào ngược lên trên. Hoặc khi thiết kế nhà vệ sinh hãy để xây dựng vách ngăn kính giữa bồn cầu với nơi bạn tắm giặt, bồn rửa mặt, như vậy là tối ưu nhất.

Một số lưu ý khác khi sử dụng nhà vệ sinh:

Không nên đi chân trần khi sử dụng nhà vệ sinh.

Việc bạn sử dụng đôi chân trần thì làn da bàn chân bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt gạch trong nhà vệ sinh. Như đã nói, có khoảng 200 triệu vi khuẩn bám trên 6,5 cm2 diện tính 1 bàn tay/ bề mặt gạch nhà vệ sinh và những loại vi khuẩn này còn có tốc độ sinh sôi, lây lan chóng mặt. Các vi khuẩn này khi nhiễm vào cơ thể rất dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến da liễu, hô hấp mà bản thân bạn không lường trước được. Vậy nên bạn đã vô tình khiến cơ thể tiếp xúc trực tiếp với những loại tạp khuẩn này, hơn thế nữa bạn sẽ "mang" chúng theo khắp nhà đế giường ngủ, vô cùng nguy hại.

Không giật nước khi vẫn ngồi trên bồn cầu

benh-tieu-hoa

Không ít người có thói quen khi đang còn ngồi trên toilet liền giật nước luôn. Bạn có thể nhìn lên thí nghiệm trên đó là giật nước bồn cầu khi không đậy nắp - hàng triệu triệu loại vi khuẩn bay lên không trung. Và với trường hợp bạn còn đang ngồi trên bồn cầu thì hàng triệu con vi khuẩn này thay vì bay lên không trung thì nó sẽ bám vào hậu môn của bạn và dần dần sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về đường ruột cho bạn, bàng quang,...

Dọn dẹp nhà vệ sinh nhưng không dùng găng tay và khẩu trang

Nhiều người khi dọn dẹp nhà vệ sinh, đánh sàn vệ sinh, đánh tẩy bồn cầu là do "tiện tay" thì dọn. Chẳng có đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,...

benh-tieu-hoa-1

Điều này nhiều người không để ý nhưng nó sẽ dẫn đến những hệ lụy tồi tệ với sức khỏe của bạn như bệnh về vòm họng, dạ dày, đường tiêu hóa và làm hỏng da tay bạn.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link