Hạ ngay giấy tiền, vàng mã
Giấy tiền và vàng mã không nên đặt lên bàn thờ. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn có thói quen đặt những thứ này lên bàn thờ với mong muốn được người trên chứng giám và ban tài lộc.
Tuy nhiên, theo quan niệm tâm linh, việc đặt tiền vàng lên bàn thờ không chỉ không mang lại tài lộc mà còn có thể làm cho việc kinh doanh của gia chủ gặp nhiều khó khăn và trì trệ, dẫn đến thất bại. Tiền bạc không những không vào nhà mà còn dễ bị hao tổn, dẫn đến tình trạng thiếu thốn.
Vì vậy, tốt hơn là bạn nên giữ tiền bạc trong nhà và tránh trưng bày tiền giấy, vàng mã trên bàn thờ lâu ngày.
Không đặt hoa quả trái cây giả
Trong phong thủy thì việc thờ cúng cốt ở thành tâm, đây là vấn đề tâm linh gia chủ có thành kính thì mới mong nhận được lộc báo từ bề trên. Chính vì vậy khi cúng lễ cho ông bà tổ tiên, chớ đặt trái cây giả lên bàn thờ. Không nên vì tiết kiệm chút tiền mà làm điều đó, sự thành kính của bạn sẽ bị giảm bớt nhiều phần, thậm chí còn bị cho là bất kính.
Nếu bạn đi chùa và mang về cành vàng lá ngọc thì đó cũng là thứ không nên đặt lên bàn thờ để thờ cúng. Trái với suy nghĩ của nhiều người, đặt cành vàng lá ngọc đi lễ chùa về lên bàn thờ không được thêm phước lành, tài lộc mà còn có thể vô tình mang theo những thứ không nên mang về nhà. Lý do là vì chùa chiền không chỉ là chỗ ở của các vị thần Phật mà còn là nơi các vong linh nương tựa nữa. Hãy cẩn thận vì có những thứ không được đặt lên bàn thờ.
Những lễ vật và món ăn đặc trưng trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường bao gồm:
- Rượu nếp: Rượu nếp cẩm hoặc rượu nếp cái.
- Bánh tro (bánh ú tro): Bánh làm từ gạo nếp được ngâm nước tro tàu.
- Trái cây: Các loại trái cây như mận, vải, chuối, cam, quýt, dưa hấu,..
- Các món ăn khác: Tùy theo vùng miền và truyền thống gia đình mà có thể có thêm các món ăn khác như cơm rượu, chè, xôi, thịt vịt,..
Sau khi làm lễ cúng, các món cúng này sẽ được hạ xuống để mọi người trong gia đình thưởng thức. Việc hạ lễ này còn có ý nghĩa là chia sẻ phúc lộc của tổ tiên với con cháu.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo