Hủ tục cắt âm vật kinh hoàng ở phụ nữ

12:00, Thứ tư 04/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hồi ức của một nạn nhân hủ tục cắt âm vật ở châu Phi sau bao nhiêu năm vẫn còn nguyên cảm giác kinh hoàng. Tâm sự của Leyla Hussein là một trong nhiều “lời tố cáo” đanh thép, phản đối gay gắt hủ tục rùng rợn đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới này.

Cắt âm vật là một nghi lễ tôn giáo được thực hành trên 28 quốc gia, chủ yếu ở khu vực châu Phi và Trung Đông. Nạn nhân của tục lệ này thường là các bé gái từ 4 -10 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở những bé gái lớn hơn. Cắt âm vật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của các bé gái.

Cắt âm vật

Nhiều quốc gia ở châu Phi cho rằng, nghi lễ này sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, trong sạch của mình trước khi lập gia đình. Nếu ai dám đi ngược lại với tục lệ đó sẽ bị cho là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ.

Phần lớn việc tiến hành công đoạn cắt âm vật này được tiến hành thô sơ, bằng dao kéo và nạn nhân không hề được gây mê. Đó sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm đối với những bé gái có sức khỏe yếu hoặc còn quá nhỏ, thậm chí còn khiến các em bị băng huyết, nhiễm trùng, vô sinh, nặng hơn là tử vong tại chỗ do mất máu quá nhiều. 

Theo thống kê, có khoảng 140 triệu phụ nữ đang sống với ảnh hưởng từ hủ tục này, trong đó 101 triệu người ở châu Phi. Cụ thể, người phụ nữ bị thực hành cắt âm vật có nguy cơ cao bị trầm cảm, mắc các chứng bệnh liên quan tới sản khoa… Mặc dù đã bị lên án và một số quốc gia đã ban lệnh cấm nhưng hủ tục đáng sợ này vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia ở châu Phi, Trung Đông.

cắt âm vật

Leyla Hussein, nạn nhân trở thành nạn nhân của hủ tục này vào đúng ngày cô 6 tuổi. Theo cô tâm sự thì: "Ngày ấy, ở Somalia, tôi chưa biết điều gì sắp xảy ra với mình. Buổi sáng sớm, khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy có rất nhiều người tụ tập trong căn nhà tôi. Lúc đó, tôi nghĩ rằng chắc nhà sắp có tiệc. Nhưng rồi nhẩm lại hôm đó không phải là sinh nhật của tôi. Ngay kể cả khi chị hàng xóm thì thầm vào tai rằng: "Em phải mong đợi điều này", tôi cũng vẫn chưa hiểu. Và thậm chí sau đó khi tôi nghe thấy tiếng chị gái la hét, rồi chị hàng xóm giải thích rằng, người ta sẽ cắt vào chỗ ấy của chị em mình, tôi mới vỡ lẽ. Tôi không tin nhưng dẫu vậy vẫn bị sốc. Sau đó, có người bảo: “Vào đi Leyla, đến lượt cháu rồi”.

Cô còn nhớ cảm giác kinh hoàng khi bị 4 cô đè chặt người xuống bàn, chân tay không thể nhúc nhích. Họ trấn an cô rằng: “Sẽ không đau đâu bé ạ”. Họ nhanh chóng tiêm cho cô một mũi thuốc làm cả thân tê cứng nhưng dường như không đủ dập được nỗi đau. Cô chia sẻ, cô vẫn có cảm giác rõ ràng thịt da đang bị cắt xén khỏi thân thể mình. "Tôi thấy được lưỡi dao nhay đi nhay lại, nghe mọi người nhắc nhau. Máu chảy khắp thân dưới và tôi cảm nhận rõ ràng sự mát lạnh của dòng máu lăn trên thân thể đang bừng bừng nóng vì phải chống đỡ với các cơn đau". 

Cô đã gào khóc, quẫy đạp nhưng càng quẫy lại càng bị 8 bàn tay hộ pháp của các cô ghì xuống. Cứ thế, cô cũng không còn sức để quẫy, không còn hơi để gào. "Tôi ngất xỉu đi lúc nào không hay và tỉnh dậy vào ngày hôm sau đó trong niềm vui hân hoan của mẹ: “Nó tỉnh rồi, may quá, vậy là sống”. Quả thật, sau này tôi cũng thấy mình may bởi không biết bao nhiêu cô gái như tôi đã phải từ biệt cõi đời vì hủ tục này". 

Nỗi đau từ vết cắt kinh hoàng ám ảnh cô trong suốt thời gian mang bầu. Em bé của cô sinh non ở tuần thứ 32 vì làn da luôn căng rạn và mỏng manh cùng một vết sẹo dài nơi âm đạo đã khiến cô đau đớn ngay cả trong sinh hoạt bình thường khi mang bầu. Khi thai nhi càng lớn, sức nặng càng đè mạnh lên vết thương, càng đau đớn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự