Khi hệ tiêu hóa không tốt
Với những người mắc bệnh táo bón, bệnh trĩ có thể sử dụng khoai lang để kích thích đường ruột hoạt động trơn tru hoan. Tuy nhiên, với những ai bị tiêu chảy, khó tiêu, hoặc rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn. Bởi khi ăn bạn có thể thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Thêm vào đó, với những người mắc bênh suy gan, suy thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Không ăn vào buổi tối
Một trong những khung giờ bạn không nên ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém thì càng khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu trở nên trầm trong hơn. Chính vì vậy, vào buổi tối bạn không nên ăn khoai lang kẻo ảnh hưởng tới giấc ngủ không tốt cho sức khỏe,
Một trong những cách ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Không ăn khoai lang khi bụng đói
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng khó tiêu cho bạn. Chính vì vậy, để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men đó đi.
Thêm vào đó, trong khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột. Nếu như bạn ăn khoai lang khi đói các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang là đủ không nên ăn quá nhiều.