Làm được 5 điều này từ khi còn nhỏ, con sẽ ngày càng thông minh, lanh lợi

( PHUNUTODAY ) - Từ khi bắt đầu hình thành đến khi trưởng thành, trẻ em sẽ trải qua rất nhiều các giai đoạn khác nhau. Đặc biệt là giai đoạn từ 0 - 3 tuổi là thời kỳ vàng cho việc phát triển trí tuệ của trẻ. Con sẽ ngày càng thông minh, lanh lợi nếu bố mẹ làm được những điều này.

Theo kết quả từ Viện nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), sự phát triển những năm đầu đời quyết định rất lớn đến trí tuệ ở tuổi vị thành niên và trưởng thành của con. Trong giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, con có thể tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ, đặc biệt là khả năng tiếp nhận ngôn ngữ nếu được giáo dục với phương pháp phù hợp. Đặc biệt, giai đoạn từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn vàng trong việc phát triển trí não của trẻ nhỏ. 5 việc sau đây sẽ giúp mẹ tăng cường kích thích trí não giúp con thông minh hơn mỗi ngày.

1. Cho con tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn nhỏ.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có thể phân biệt ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và các loại ngôn ngữ khác bằng cách nghe cao độ và nhịp điệu. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, có thể nhớ được những giai điệu ngắn. Đến khi thai nhi 35 tuần tuổi có thể phân biệt và ghi nhớ các loại âm thanh khác nhau.Vì vậy việc cho trẻ nghe nhạc ngay trừ trong bụng mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển trí não, thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc.

Mẹ có thể bắt đầu cho con nghe nhạc từ 16 tuần tuổi trở đi vì đây là thời gian trẻ bắt đầu có thể cảm nhận các âm thanh từ bên ngoài. Mẹ nên chọn thời gian nghe nhạc vào những lúc cơ thể được thư giãn thoải mái nhất, tập trung tận hưởng giai điệu của bài nhạc với âm lượng ở mức độ vừa phải như khi đi ngủ hoặc nằm thư giãn trên giường sẽ giúp con cảm nhận giai điệu một cách rõ nhất.

Tuy nhiên mẹ không nên cho con nghe nhạc liên tục quá 20 phút, có thể nghe khoảng 2- 3 lần một ngày. Khi lựa chọn loại nhạc để nghe, mẹ nên chọn những loại nhạc nhẹ nhàng dành cho thai nhi mà mẹ cảm thấy yêu thích. Vì mẹ và trẻ luôn có sự liên kết với nhau, nếu mẹ nghe với sự khó chịu, không thích, buồn bã thì con cũng không thể cảm nhận hết giai điệu của bài nhạc một cách tốt nhất. 

Thói quen nghe nhạc này cũng nên được mẹ duy trì khi con chào đời và phát triển sẽ giúp trí não trẻ phát triển một cách tích cực và thông minh hơn. Khi con dần lớn lên, mẹ có thể cho con nghe nhiều các thể loại nhạc khác nhau để thính giác con thêm nhạy bén khơi dậy trí thông minh nghệ tuận trong bé.

ecc10071dd0b6867f923899712783368

2. Khuyến khích con thỏa sức sáng tạo, vẽ vời tùy thích

Trong độ tuổi này bạn sẽ luôn thấy con nghịch ngợm, vẽ những bức hình nguệch ngoạc, ngộ nghĩnh. Đây chính là lúc con bắt đầu phát triển sự sáng tạo của mình mà cha mẹ không nên ngăn cấm hay quát mắng trẻ. Việc cầm bút vẽ sẽ giúp con phát triển nhiều kỹ năng như quan sát, cầm nắm,… tăng cường phát triển các kỹ năng vận động tinh, giúp trẻ thêm khéo léo và sợi dây liên kết với não bộ cũng được kích thích, nhờ thế con sẽ thông minh nhạy bén hơn ngay từ khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó, việc cho con tự do vẽ vời trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng cũng như sự phối hợp màu sắc. Vì vậy thay vì để con một mình mẹ có thể dành thời gian vẽ cùng để con thêm phần thích thú hơn. Nếu con có lỡ vẽ vào nhưng nơi không đúng như tường nhà, sàn gạch, mẹ cũng đừng nên quát mắt vì sẽ dễ khiến con sợ hãi, làm giảm khả năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của con. Mà hãy nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu và tốt nhất nên mua cho con một tập vẽ riêng cũng như quy định chỉ được ngồi vẽ ở một số khu vực nhất định thôi mà thôi.

me-va-be

3. Cho con làm quen dần với sách vở, tranh ảnh.

Có rất nhiều người thường suy nghĩ rằng mới có vài tuổi đầu đã hiểu được gì đâu mà sách với vở. Đây là một quan niệm, suy nghĩ hoàn toàn sai lầm của khá nhiều người mẹ. Việc cho trẻ làm quen với sách không bao giờ trở nên quá sớm mà hãy cho con tập làm quen với sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng và cả trí thông minh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách phù hợp bất kỳ độ tuổi của con. Mẹ nên thông minh trong cách lựa chọn những quyển sách và phương pháp làm quen phù hợp cho trẻ.

- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Mẹ nên chọn loại sách giúp trẻ khám phá thế giới qua tương tác như trẻ có thể sờ vào những cuốn sách phát ra âm thanh hay tiếng nhạc.

- Đối với trẻ 2 tuổi: Mẹ nên chọn những quyển sách với những hình ảnh phong phú hơn và có thể kèm thêm một hai câu ngắn, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tăng trí nhớ.

- Đối với trẻ 3 tuổi: Mẹ có thể chọn những cuốn truyện tranh có nhiều thông tin hơn, cung cấp các kiến thức gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Nhưng quan trọng, cha mẹ cần dành thời gian từ 20 - 30 phút đọc sách cùng con. Không nên từ bỏ khi thấy con chỉ chú ý được một lúc mà quan tâm đến thứ khác, vì nếu vẫn trong phạm vi nhất định thì những thông tin đó con cũng có thể nghe thấy được.

20210125_040518_511893_cung-be-doc-sach.max-800x800

4. Cho trẻ khám phá, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau.

Mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài trời, làm quen với nhiều những đứa trẻ khác, không nên chỉ để con trong nhà lo bị bệnh hay nghịch ngợm bẩn. Bạn hướng dẫn con sử dụng các giác quan đặc biệt là xúc giác tham gia các hoạt động nhẹ nhàng để tăng thêm sự tò mò, kích thích trí não tìm hiểu về thế giới xung quanh, giúp phát triển trí não và trở nên thông minh hơn. Không nên chỉ để con ở nhà chơi những trò chơi điện tử, xem hoạt hình trên TV quá nhiều sẽ dễ khiến con khó giao tiếp với môi trường bên ngoài.

5. Cho con làm quen với ngoại ngữ.

Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn mà não trẻ như "một miếng bọt biển" hút hết các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta cho trẻ tập làm quen với ngoại ngữ càng sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học ngoại ngữ của con sau này, khiến cho các cơ quan nghe và phát âm của trẻ cũng dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. 

Theo các chuyên gia tâm lý nghiên cứu ngôn ngữ trẻ khi được 18 tháng tuổi trẻ đã có thể nói được trung bình khoảng 50 từ và việc cho trẻ tiếp thu 2 ngôn ngữ cùng một lúc sẽ làm tăng tư duy cho bộ não, đồng thời sẽ giúp trẻ nói được nhiều từ hơn so với một đứa trẻ chỉ tập nói 1 ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt là giai đoạn từ 2 - 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất, thời điểm tối ưu, mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời của trẻ.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link