Xoài
Ở trẻ sơ sinh, chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên việc ăn xoài có thể khiến trẻ bị đầy hơi. Bên cạnh đó, xoài nếu ăn không kỹ rất dễ khiến cơ thể bị dị ứng. Tốt nhất cha mẹ nên đợi đến khi trẻ được 2 tuổi mới giới thiệu loại quả này.
Tiến sĩ Reddy cho biết, thông thường trường hợp dị ứng với xoài rất hiếm nhưng đôi khi trẻ có thể bị phát ban trên da. Nên tránh xoài có nhiều xơ vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa của trẻ và dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy.
Quả dứa
Loại quả này có vị chua và ngọt nên được nhiều người yêu thích. Nhưng nó không được khuyến khích cho trẻ nhỏ vì axit trong dứa có thể làm tăng tải trọng cho đường ruột, gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng đến nhu động ruột của trẻ. Từ đó có thể làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, chất bromelain trong dứa có thể khiến trẻ bị ngứa da, dị ứng và các triệu chứng khác. Một số thành phần trong đó sẽ kích thích da và niêm mạc miệng của trẻ ở mức độ nhất định, dễ gây khó chịu khi cho trẻ ăn.
Quả khế
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng khế chứa chất độc thần kinh axit cacbonic vì vậy không nên ăn nhiều. Độc tố này không phải là mối nguy với người bình thường vì chúng ta có thể đào thải qua thận.
Đối với trẻ sơ sinh, dạ dày và thận của trẻ chưa được tốt, dễ làm hỏng chức năng thận nên việc cho trẻ ăn khế là không nên.
Quả vải
Loại quả này có vị ngọt, ngon miệng nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích. Thế nhưng nếu cho trẻ ăn một lượng lớn vải sẽ dễ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, vã mồ hôi, khát nước, hồi hộp, thậm chí co giật chân tay.
Vì dạ dày của trẻ còn mỏng manh nên cha mẹ không nên cho trẻ ăn quả vải. Vải cũng chứa nhiều đường, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị giác, giảm cảm giác thèm ăn. Về lâu dài có thể bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn nhiều vải cũng dễ sinh mụn nhọt.
Sầu riêng
Sầu riêng có mùi hơi đặc biệt nhưng được rất nhiều người thích. Vì đây là loại trái cây nhiệt đới nên chứa hàm lượng calo cao. Khi trẻ còn nhỏ cơ thể đang trong tình trạng bốc hỏa, nếu ăn sầu riêng vào thời điểm này trẻ sẽ tức bụng, gây hại cho đường ruột và dạ dày của trẻ. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sầu riêng.
Dưa hấu
Dưa hấu có vị ngọt, mọng nước giúp làm dịu cơn khát. Trong dưa hấu chứa nhiều glucose, axit malic, fructose, protein axit amin, lycopene và giàu vitamin C.
Tuy nhiên, dưa hấu có tính lạnh, nếu cho trẻ ăn nhiều trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến loãng dịch vị. Thêm vào đó chức năng tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng đường ruột, gây nôn trớ, tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy thì không nên cho ăn dưa hấu hoặc ăn ít hơn.