Các lưu ý khi đi thăm bà đẻ nhất định bạn phải biết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những nguyên tắc khi đi thăm người mẹ mới sinh con mà bạn cần phải lưu ý.

Cho dù các bạn thân thiết, cho dù cô ấy không nói, nhưng có lẽ bạn nên tuân thủ nguyên tắc này để giữ phép lịch sự và sự thấu hiểu dành cho bà đẻ.

1. Thực phẩm là một món quà quý

Dĩ nhiên đó phải là những món lành và phù hợp vơi mẹ mới sinh, ví dụ các loại cháo bổ dưỡng chẳng hạn. Cô ấy sẽ rất mừng nếu như bạn ghé thăm và mang cho cô ấy thứ gì ngon lành để ăn, bởi lẽ không hẳn ai cũng có thể nấu từ nhà mang vào bệnh viện cho bà đẻ ăn, mà đồ ăn trong bệnh viện thì bạn biết rồi đấy, chỉ có thể nuốt được trong một ngày là chán.

2. Hãy nói trông cô ấy thật tuyệt

me
Bạn hãy nói với người mẹ mới sinh những điều tích cực để cô ấy quên đi mệt mỏi và đau đớn mà cô ấy vừa trải qua.

Cô ấy trông thật tả tơi và mệt mỏi, đau đớn, xanh xao… dĩ nhiên là thế. Nhưng cô ấy đã sinh hạ được một thiên thần đáng yêu đúng không, thế thì rõ ràng là cô ấy thật tuyệt vời, dũng cảm và giỏi quá đi. Bạn hãy nói với người mẹ mới sinh những điều tích cực để cô ấy quên đi mệt mỏi và đau đớn mà cô ấy vừa trải qua. Hãy nói những điều vui vẻ và tích cực để làm phấn chấn tinh thần người mẹ.

3. Đừng mang theo trẻ con

Mặc dù bình thường cô ấy rất yêu quý con bạn, nhưng khi đi thăm cô ấy sinh, bạn đừng nên dắt theo con mình. Hãy để em bé mới sinh trở thành trung tâm vũ trụ. Hơn nữa, trẻ con hiếu động, bạn có chắc con bạn không quá khích đến nỗi làm ồn ào hoặc làm cô ấy đau? Chưa kể trẻ em là những sứ giả của các loại bệnh trẻ em, các loại vi trùng, vi khuẩn; mà em bé sơ sinh thì rất dễ nhiễm bệnh. Cô ấy chắc chắn không muốn một nụ hôn từ người bạn nhỏ sẽ khiến em bé lây bệnh.

4. Hãy giữ sạch sẽ

Khi đến thăm em bé sơ sinh, hãy rửa sạch tay trước khi bế bé lên và nhớ là đừng hôn hít em bé. Một người mẹ kỹ tính sẽ thay quần áo, rửa mặt và tay chân mỗi khi đi từ ngoài đường về và muốn ôm ấp con. Thành ra nếu bạn cũng mới đi từ ngoài đường đầy bụi bặm vào thăm bé, thì không nên bồng bế. Nhắc lại một lần nữa: bé sơ sinh rất nhạy cảm với vi khuẩn và vi trùng, bé rất dễ bị ốm, mà trẻ sơ sinh ốm thì vô cùng khổ sở.

5. Đừng bắt cô ấy kể về hành trình sinh nở

Bởi vì sao bạn biết không: có thể cô ấy đã kể câu chuyện vượt cạn của mình cả trăm lần rồi, với cả trăm người đến thăm trước đó. Nói nhiều khiến người mẹ mới sinh bị đau họng, có thể sẽ ho, mà mỗi cơn ho thắt ruột sẽ khiến cô ấy đau đớn ở vết mổ/vết rạch tầng sinh môn. Nếu bạn muốn biết về hành trình sinh nở của cô ấy, hãy hỏi vào dịp khác, khi cô ấy đã khỏe hơn.

6. Không đăng tải câu chuyện của cô ấy lên mạng

Xin đừng đưa hình ảnh em bé, hoặc người mẹ, hay câu chuyện sinh nở, các thông tin phòng sinh của cô ấy lên mạng, bởi vì cô ấy có thể tự làm điều đó nếu cô ấy muốn, còn nếu cô ấy không đăng nghĩa là cô ấy không muốn. Sinh nở là một chuyện tế nhị, nên bạn phải hành xử tế nhị với người mẹ mới sinh.

7. Đừng xét nét về chuyện lựa chọn phương pháp sinh của cô ấy

Có thể bạn sinh thường và bạn hiểu hết ưu nhược điểm của các phương pháp sinh, nhưng xin đừng phán xét cô ấy nếu cô ấy lựa chọn sinh mổ. Có thể cô ấy có vấn đề khó nói, hoặc đơn giản suy tính của cô ấy lựa chọn cách sinh tốt nhất cho sức khỏe em bé.

8. Hãy tinh ý

Tinh ý để làm gì? Để kịp thời rút lui khi cô ấy tỏ ra mệt mỏi, khi câu chuyện của hai bạn đã đến điểm dừng, khi cô ấy muốn cho em bé bú nhưng mắc cỡ nên chư chần chừ, khi cô ấy muốn nằm nghỉ ngơi sau khi tiếp chuyện với bạn… Hãy xem biểu hiện trên khuôn mặt và giọng nói của cô ấy, đôi khi vì lịch sự, cô ấy gửi gắm các thông điệp của mình vào cả trong đó.

9. Chỉ nên đưa ra lời khuyên khi được hỏi

Bạn có thể là một nữ hộ sinh. Bạn có thể dày dặn kinh nghiệm nuôi con. Bạn có thể có một tiến sĩ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh... Nhưng cô ấy không quan tâm. Khi đã là mẹ, đồng thời cô ấy cũng là chuyên gia về em bé của cô ấy rồi, và cô ấy sẽ không vui nếu có bất cứ lời khuyên bảo dạy dỗ nào về cách chăm con. Hoặc tệ hơn, cô ấy sẽ nghĩ mình không đủ năng lực của một người mẹ nếu bạn đưa ra nhiều lời khuyên bảo. Hãy chỉ nói khi cô ấy hỏi, đó là cách tốt nhất.

10. Đừng hỏi về đứa con kế tiếp

me
Có lẽ bất cứ người mẹ nào cũng hểu được tâm trạng khủng hoảng sau sinh và nuôi con mọn.

Cô ấy đang trải qua cơn đau dai dẳng âm ỉ sau khi sinh con, và đang bỡ ngỡ với đứa con mới sinh, thành ra đừng bao giờ đến thăm người mới sinh và hỏi “khi nào sinh đứa nữa”. Có lẽ bất cứ người mẹ nào cũng hểu được tâm trạng khủng hoảng sau sinh và nuôi con mọn, việc có thêm con lúc này là điên rồ.

Một số câu nói dưới đây bạn không nên nói khi đi thăm "bà đẻ"

Con ngủ thì mẹ tranh thủ ngủ đi

Thời gian mới sinh con và nuôi con là khoảng thời gian khó khăn và vất vả đối với các bà mẹ nhất bởi bé có chế độ sinh hoạt thất thường và không phải ai cũng quen được với ngay chăm sóc này ngay lập tức. Có thể bé sẽ sinh hoạt trái chiều với mẹ, ngày bé ngủ và đêm bé quấy khóc, bạn sẽ phải tập sống quen dần với những thói quen của trẻ.

Một lời khuyên các bà mẹ trẻ thường được nghe nhiều nhất khi có người đến thăm đó là “khi nào con ngủ thì mẹ cũng tranh thủ ngủ đi”.

Hầu như ai đến thăm cũng nói như vậy, mặc dù chắc chắn bà mẹ trẻ cũng đã biết được điều này và cảm thấy nhàm chán về những lời khuyên này.

Nếu bạn là người đến thăm “bà đẻ” hãy đừng lập lại những câu nói như vậy nữa. Thay vào đó, bạn có thể làm những công việc khác thiết thực hơn để giúp đỡ  bà đẻ để cho cô ấy có thêm thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ như dọn dẹp nhà cửa, lau chùi và nấu nướng chăm sóc thay để cho mẹ đẻ.

Mẹ không cho con bú à? Sữa mẹ là tốt nhất cho con đấy

Đây là một trong những điều cơ bản nhất bà mẹ nào mang thai sinh con và nuôi con cũng đều biết, chính bởi vậy bạn không cần phải nhắc lại điều cô ấy quá thừa hiểu nữa.

Bé nhà cậu khóc nhiều thật đấy

Với những bà mẹ sinh con lần đầu thì câu nói này có thể khiến cô ấy tổn thương và lo lắng liệu mình có phải quá vụng về, không biết cách chăm con nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nếu có thể thấy con bạn mình khóc quá nhiều thay vì nói ra hãy chia sẻ kinh nghiệm với những cô ấycách xử lý như thế nào, bà mẹ trẻ sẽ cảm kích trước sự chia sẻ của bạn.

Bé gầy quá/ béo quá

Mơi sinh ra bé có thể chưa phát triển theo ý muốn bởi vậy trông có thể quá gầy hoặc hơi mập mạp hơn bình thường nhưng đừng coi đó là vấn đề khác lạ mà thốt lên rằng “bé gầy quá”, “bé béo quá”. Chắc chắn một điều rằng họ sẽ có những tư vấn của bác sĩ và có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi của bé để phát triển cân bằng nhất.

Trông mẹ bé tệ quá đi

Khi sinh con người mẹ đã phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn và vất vả. Sản phụ vừa sinh xong có thể béo lên, trông sồ sề, làn da sạm đen, xấu xí. Tất cả họ đều hi sinh đê sinh và chăm sóc con. Chính bởi vậy, cho dù nhan sắc họ có như thế nào cũng đừng chê bai, bởi không ai muốn như vậy, đây đều là những thay đổi sinh lý khó tránh khỏi sau khi sinh của phụ nữ.

Thay vì chê bạn hãy khen ngợi và động viên cô ấy rằng đã qua giỏi vì đã vượt qua kỳ sinh nở một cách một cách hoàn hảo, đầy khó khăn.

Khi nào định sinh đứa thứ hai vậy?

Có thể họ đã sẵn sàng cho đứa tiếp theo, nhưng có khi họ sẽ để một vài năm nữa. Dù là thế nào, họ sẽ báo cho bạn biết khi họ có kế hoạch sinh đứa thứ hai. Đừng gắng ép họ với những câu hỏi như thế.

Thằng bé/ Con bé tăng trưởng không bình thường

Đừng nói những câu làm người lần đầu làm mẹ hoảng sợ như vậy. Có thể con họ trông hơi còi hoặc mập mạp một chút so với những đứa trẻ bằng tuổi khác nhưng cũng không vấn đề gì. Họ sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn và ngủ nghỉ để em bé phát triển khỏe mạnh hơn.

10 dấu hiệu lạ nhưng an toàn ở trẻ sơ sinh
10 dấu hiệu lạ nhưng an toàn ở trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Hắt hơi liên tục, hay giật mình, bộ phận sinh dục sưng to...là một trong những dấu hiệu lạ nhưng an toàn ở trẻ sơ sinh.
Những kiểu phá thai một lần có thể gây vô sinh mãi mãi
Những kiểu phá thai một lần có thể gây vô sinh mãi mãi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nhiều chị em chọn cách phá thai bằng dùng que, uống thuốc bắc… để rồi phải nhận những hậu quả nặng nề, thậm chí mất đi cơ hội làm mẹ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn