Thói quen tệ hại của mẹ khi dùng bỉm gây hại khôn lường cho con

09:05, Thứ năm 22/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những thói quen tệ hại của mẹ khi dùng bỉm gây hại khôn lường cho con, cần bỏ ngay kẻo muộn.

Bỉm là một vật dụng không thể thiếu đối với các bà mẹ có con nhỏ. Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần đóng bỉm cho con là được, ít quan tâm tới việc bỉm cũng là một trong những tác nhân gây bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh về da.
Hãy điểm qua một số thói quen sai lầm hay mắc phải của mẹ khi dùng bỉm cho con. Mẹ cũng nên sửa ngay từ hôm nay nhé!

sai lầm khi dùng bỉm
Bỉm là một vật dụng không thể thiếu đối với các bà mẹ có con nhỏ.

Đóng bỉm kể cả khi trẻ đã lớn

Nhiều bé đi học mẫu giáo vẫn được bố mẹ đóng bỉm cho... “chắc”. Ở độ tuổi này, trẻ đã đủ nhận thức biết được khi nào cần đi vệ sinh để tự đi hoặc gọi bố mẹ hoặc cô giáo. Ngoài ra, trẻ tuổi này đang rất rất hiếu động, chạy nhảy thường xuyên, hay ra mồ hôi khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, đặc biệt là vùng da bị bưng bít bởi bỉm.

Do đó, đóng bỉm cho trẻ lớn vừa gây lãng phí tiền bạc, lại gây bất tiện, khó chịu và viêm nhiễm cho trẻ.

Nếu trong đám bạn bè tự khẳng định mình đã lớn bằng việc không phải đóng bỉm nữa thì con nhà bạn lại vẫn phải dùng bỉm ở tuổi mẫu giáo, con sẽ xấu hổ nếu như bị bạn bè trêu.

Cho con mặc bỉm cả ngày

Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.

Cho trẻ dùng bỉm cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

Đóng bỉm sai cách

Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì cần có cách đóng bỉm khác nhau.

- Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

- Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Thói quen của cha mẹ phá hỏng hệ tiêu hóa của trẻ từ khi còn bé
Thói quen của cha mẹ phá hỏng hệ tiêu hóa của trẻ từ khi còn bé
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thói quen dưới đây của cha mẹ đang phá hỏng hệ tiêu hóa của trẻ từ khi còn bé.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link