Lưu ý khi trẻ uống nước mùa đông

10:05, Thứ bảy 07/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Uống nước hằng ngày là một nhu cầu điều hiển nhiên. Thế nhưng nhiều mẹ đã sai lầm khi hạn chế nước cho trẻ vào mùa đông khiến cho hoạt động của các bộ phận trong cơ thể trẻ bị ảnh hưởng.

Nhiều bà mẹ quan niệm trẻ em mùa đông không cần uống nước nhiều vì cơ thể không tiết ra mồ hôi. Và nước chỉ giúp duy trì thân nhiệt mát mẻ vào mùa hè nắng nóng. Tức là nước chỉ giúp trẻ giảm bớt sự nóng bức trong người mà thôi.

Chính vì thế nên khi vào mùa đông trời rét, nhiều bà mẹ đã hạn chế cho trẻ uống nước vì sợ con bị lạnh. Thậm chí có người còn cho rằng, trẻ không ra mồ hôi nên không cần phải uống nước. Sau bữa ăn chỉ uống nước một lần cho sạch miệng là đủ rồi.

Các quan niệm sai lầm làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể trẻ. Vì thực tế, dù trời lạnh, trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ và lượng nước chỉ có thể giảm hơn so với khi trời nóng. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý.

uống nước

Việc không cho trẻ uống nước đầy đủ trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen lười uống nước ở trẻ. Điều này thật không tốt đối với sức khỏe của trẻ.

Một khi trẻ có thói quen rất ít uống nước thì lượng máu lưu thông đến thận không đủ, gây ra tình trạng tiểu gắt hay không đi tiểu, từ đó gây tác hại đến chức năng thận. Ngoài ra việc thiếu nước sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể trẻ. Trẻ có thể bị táo bón kéo dài nếu thiếu nước. Hậu quả là cả hệ thống tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng theo.

Mẹ nên cho con uống nước nhiều và đủ độ ấm vào mùa đông. Không nên vì tiết trời lạnh giá mà cho trẻ uống nước quá nóng. Vì dạ dày của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh như người lớn. Khi cho trẻ uống nước quá lạnh hay quá nóng sẽ gây hiện tượng co thắt ruột làm trẻ bị đau bụng.

Ngoài ra các mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước khoáng, nước được ép từ các loại các hoa quả tươi để tạo sự yêu thích cho trẻ khi uống nước và giúp trẻ duy trì đủ lượng nước cần thiết.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự