Mắc sốt xuất huyết rồi có bị mắc lại không?

( PHUNUTODAY ) - Dịch sốt xuất huyết năm nay diễn tiến căng thẳng khiến nhiều người lo lắng. Những người đã từng mắc rồi có mắc lại không?

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue-  tác nhân chính gây bệnh. Virus này có 4 biến thể khác nhau, còn gọi là 4 tuýp gồm D1, D2, D3, D4. Chúng ta thường bị mắc sau khi bị muỗi vằn mang virus đốt

Khi bị nhiễm virus Dengue, chúng ta lưu ý hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1, có thể lần đầu mắc bệnh chỉ là bị sơ nhiễm nghĩa là xét nghiệm thấy dương tính với bệnh nhưng thể nhẹ, sớm khỏi không có biểu hiện nghiêm trọng. Đến lần sau, người bệnh có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chính chủng virus trước đó gây nên, thậm chí khi mắc lần 2 bệnh còn nặng hơn lần đầu.

muoi-sot-xuat-huye

Trường hợp 2, virus Dengue có 4 chủng nên mỗi lần mắc bệnh có thể do 1 tuýp gây nên. Khi mắc sốt xuất huyết, khả năng bị nhiễm lại rất cao vì cơ thể mới sản sinh kháng thể chống lại (các) tuýp virus từng mắc và còn lạ lẫm với các chủng còn lại.

Vì thế nên khi mắc các tuýp khác nhau, cơ thể trở nên yếu ớt hơn do các đợt tấn công của tuýp sau thường mạnh mẽ hơn tuýp trước.

Như vậy chúng ta có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết, bởi chu kỳ bệnh hàng năm và có 4 chủng sốt xuất huyết khác nhau, mỗi lần mắc là do một chủng virus khác nhau gây ra. 

Tái mắc trong bao lâu?

Như nói ở trên có 4 chủng virus sốt xuất huyết và chu kỳ bệnh theo hàng năm. Thời gian tái mắc lại sốt xuất huyết không khẳng định rõ ràng là bao lâu mà phụ thuộc vào việc họ mắc type nào, người mắc type này có thể mắc ở type khác.

mac-sot-xuat-huyet-bao-lan

Khi mắc sốt xuất huyết thì bệnh sẽ phát triển theo 3 giai đoạn. Trong 2 - 3 ngày đầu người bệnh có thể sốt cao từ 39 - 40 độ liên tục, mệt mỏi, sốt li bì, đau đầu. Tùy vào thể trạng cơ thể mỗi người mà có những người chỉ sốt nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng gì. Trong khoảng ngày 3-7 thì triệu chứng nặng lên, có thể nguy hiểm như tiểu cầu hạ, cô đặc máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu đen. Các vết ban đỏ thành xuất huyết dưới da, chảy máu nội tạng, buồn nôn. Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể bị tử vong.

Sau giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ phục hồi và triệu chứng dần biến mất. Các nốt ban sần thì sẽ dần dần mất đi sau đó. 

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, nên chúng ta không thể chủ quan, tránh cho rằng đã mắc rồi thì có kháng thể miễn nhiễm với bệnh. Để đề phòng sốt xuất huyết, mỗi gia đình nên chú ý để diệt trừ loăng quăng, không để ao tù nước đọng, dự phòng bằng phun khử khuẩn, trong mùa dịch nên nằm màn, nhất là vùng có nhiều muỗi.

Trong nhà nên tránh tình trạng để thùng nước tù đọng, cây cảnh ẩm ướt nhiều. Nên diệt trừ những khu cây cảnh rậm rạp um tùm để bảo vệ sức khỏe. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn