Môi khô là hiện tượng da môi thiếu nước dẫn tới bong tróc. Môi khô không chỉ gây xấu mà còn khó chịu khiến bạn đau rát, ăn uống khó chịu và có thể nhiễm trùng do vết nứt.
Khô môi trường xảy ra khi thời tiết hanh khô, dùng mỹ phẩm có tính chất làm khô, ốm sốt mất nước, ít uống nước. Nếu bạn thường xuyên khô môi thì hãy chú ý các tình trạng sức khỏe báo động.
Môi khô quanh năm có thể do thiếu dinh dưỡng
Thiếu nước: cơ thể phần lớn là nước. Thiếu nước gây khô da khô môi. Thiếu nước do uống ít nước, do bị sốt làm mất nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Mỗi ngày cần uống 2-2,5 lit nước tùy thời tiết mà môi trường. Kiểm tra xem bạn uống đủ nước chưa. Kiểm tra cơ thể có bị sốt không rõ nguyên nhân không, bạn có hay mệt mỏi không. Chú ý khi tập luyện và khi vận động ngoài trời, làm việc ngoài trời thì cần tăng lượng nước lên
Thiếu vitamin B2: Vitamin B2 là một hoạt chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe của móng tay, da và môi của bạn. Khi cơ thể không được cấp đủ vitamin B2 sẽ dẫn đến tình trạng ngứa, khô môi và có thể làm nứt nẻ môi. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 1,7mg vitamin B2 cho cơ thể. Do đó hãy kiểm tra lại tình trạng dinh dưỡng của mình. B2 có nhiều trong trứng, sữa, rau chân vịt, nội tạng...
Vitamin B3: Vitamin B3 còn được biết là vitamin PP nếu bị thiếu sẽ gây ra bong tróc da môi nhiều và còn kèm theo tình trạng viêm lưỡi, sưng nướu và lở miệng. Ngoài ra, vitamin B3 có chức năng làm giảm mức cholesterol cao trong cơ thể, điều trị rối loạn hệ hô hấp và mạch máu, hỗ trợ trong quá trình lưu thông máu và hoạt động não bộ được bình thường và tăng cường trí nhớ. Vitamin b3 có nhiều trong thịt cá, thịt gia cầm.
Vitamin B6: Vitamin B6 rất quan trọng với da và môi cũng như hệ thần kinh. Khi thiếu B6 thì ngoài khô môi bạn còn nứt ở mép và hay bị viêm da. Vitamin B6 có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt và rau lá xanh, chuối chín...
Thiếu chất sắt: Thiếu sắt cảnh báo tình trạng thiếu máu thông qua tín hiệu là khô môi. Nếu da bạn hay tái xanh nhợt nhạt mệt mỏi thì nguy cơ thiếu sắt rất cao thiếu sắt, Sắt có nhiều trong thịt, rau dền... Thiếu sắt khiến cơ thể thiếu máu, nên khô môi có thể biểu hiện của bệnh thiếu máu. Hãy kiểm tra ngay bởi thiếu sắt thiếu máu lâu dài rất nguy hiểm cho cơ thể.
Thiếu chất kẽm: Kẽm cũng là khoáng chất quan trọng cho da, tóc. Kẽm còn rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giấc ngủ ngon. Nếu bạn có thêm dấu hiệu tóc rụng khô, khó ngủ thì nguy cơ thiếu kẽm rất cao. Thực phẩm giàu kẽm thường là thịt và các loại đậu.
Cách trị khô môi
- Đầu tiên là bạn cần phải bổ sung thêm các dinh dưỡng thiếu hụt và nước uống để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bạn nên bổ sung vitamin dạng tự nhiên, thông qua chế độ ăn hàng ngày. Tình trạng thiếu dinh dưỡng lâu dài không chỉ gây khô môi mà sau đó là những hệ lụy nguy hiểm đặc biệt thiếu sắt kẽm liên quan tới sinh sản và hoạt động của trí não. Thiếu các vitamin nhóm B sẽ gây ra tình trạng đau mỏi và đau dây thần kinh.
- Sử dụng dầu dừa, mật ong dưỡng môi: Đây là những loại dưỡng môi tự nhiên giúp da môi căng mọng giữ nước.
- Sữa tươi: Massage bằng sữa tươi hoặc sữa chua cũng là cách tốt để cấp ẩm cho môi.
- Tẩy da chết cho môi: Bạn nên tẩy da chết hàng tuần cho môi hoặc khi chúng bị bong tróc để giúp môi mềm hơn. Khi môi bị nứt nẻ tránh tình trạng dùng tay dứt da môi sẽ làm chảy máu nhiễm trùng.
- Dùng khoai tây nghiền: Khoai tây hấp chín và nghiền nhuyễn đắp môi cũng là một cách để giúp cho làn môi của bạn mềm mịn hơn.
-Dùng mỡ gà: Mỡ gà là một loại chất béo cực tốt giúp cho đôi môi mềm. Bạn hấp hoặc rán mỡ gà để trong lọ thủy tinh dùng dần. Thoa mỡ gà và massage giúp đôi môi mềm hơn nhiều.
- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ: Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.