Trẻ nhỏ
Bộ sắn được làm từ củ sắn dây dưới dạng tinh bột lọc ra rồi phơi khô đem hòa cùng nước để uống giúp giải nhiệt. Trong Đông y, bột sắn dây có tính hàn rất mạnh nên không dành cho trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi dùng bột sắn dây sống dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu các mẹ muốn cho con mình dùng bột sắn để giảm nóng trong, trị táo bón thì mẹ có thể nấu chín để giảm bớt tính hàn lại dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. Đồng thời, các mẹ cũng không nên cho con dùng bột sắn dây thành bột, cháo. Bởi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rất cần dinh dưỡng để phát triển về chiều cao, cân nặng.
Phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ dễ cảm thấy bị nóng bức, khó chịu, táo bón. Vì vậy một cốc sắn dây mát lạnh sẽ giúp bạn hạ nhiệt nhanh. Tuy nhiên, bột sắn dây lại không tốt cho chị em đang mang thai. Nhất là với những người người có dấu hiệu mệt mỏi, bị lạnh, tụt huyết áp thì không nên dùng loại nước này vì có thể làm cơ thể lạnh hơn, gây ra mệt mỏi. Phụ nữ có dấu hiệu động thai, dạ con co bóp nhiều cũng không được dùng bột sắn dây.
Người dương khí hư, rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn là người đáng mắc rối loạn tiêu hóa, hoặc thuộc người dương khí hư với các biểu hiện như đại tiện lỏng, chướng bụng, lạnh bụng, lạnh chân tay, nhạt miệng, sắc mặt vàng... không nên dùng bột sắn dây. Bởi nếu bạn sử dụng sẽ kiến cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Cách dùng bột sắn dây tốt cho sức khỏe
Theo các chuyên gia, kể cả người khỏe mạnh cũng không nên uống quá nhiều bột sắn dây, chỉ cần 1 ly nước sắn dây/ngày là đủ. Hạn chế sử dụng nước sắn dây sống. Nên đun chín trước khi dùng. Đống thời, trong quá trình pha bột sắn dây chỉ nên cho một chút đường vì nhiều đường không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người có thói quen ướp hoa bưởi vào bột sắn dây để tạo hương thơm. Tuy nhiên, hoa bưởi sẽ làm giảm dược tính của bột sắn dây, không mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.