Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, người lao động sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền BHXH?

( PHUNUTODAY ) - Người lao động sẽ đóng BHXH thêm bao nhiêu tiền nếu tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng? Ngoài ra cũng có nhiều khoản bị tác động của lương cơ sở.

Tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng BHXH. Khi tiền lương cơ sở tăng lên thì mức đóng BHXH của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Họ sẽ đóng BHXH thêm bao nhiêu tiền nếu tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng? Ngoài ra cũng có nhiều khoản bị tác động của lương cơ sở.

1. Tăng lương sẽ tăng mức tiền lương đóng BHXH

tang-luong-co-so-len1,8 tr-nguoi-la-dong-phai-dong-them-bao-nhieu-tien-bhxh_1

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tuy nhiên, thực tế việc doanh nghiệp đang chưa tuân thủ việc đóng BHXH theo nguyên tắc này. Gần như các doanh nghiệp mới chỉ đóng BHXH cho lao động trên nền tiền lương và một số các khoản phụ cấp chính.

Theo Quy định, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, người lao động đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ, tiền lương tính đóng BHXH hàng tháng là 5.000.000 đồng/tháng thì mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động 525.000 đồng/tháng. Và doanh nghiệp phải đóng gần 1,2 triệu đồng.

Khi tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng thì khi đó lương người cán bộ, công chức, viên chức tăng 20,8%, có nghĩa khoản đóng BHXH bắt buộc của họ cũng tăng 20,8% so với khoản đóng trước khi tăng.

2. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế với nhiều đối tượng

Theo Điều 7 của Nghị định 46 năm 2018 của Chính phủ, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; trẻ em dưới 06 tuổi, người có công, người thuộc hộ cận nghèo đóng 4,5% mức lương cơ sở.

Vậy nếu lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, mức đóng của các đối tượng nêu trên tăng lên 81.000 đồng/tháng (trước đây là 67.050 đồng/tháng).

Người tham gia BHYT hộ gia đình, mức đóng cũng căn cứ vào mức lương cơ sở. Khi mức lương này tăng, mức đóng cũng sẽ tăng tương ứng.

tang-luong-co-so-len1,8 tr-nguoi-la-dong-phai-dong-them-bao-nhieu-tien-bhxh_3

Người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Như vậy, số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm phải lớn hơn 9,6 triệu đồng (trước đây là 10,8 triệu đồng) thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi trên.

3. Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Có rất nhiều khoản trợ cấp về BHXH sẽ tăng nếu mức lương cơ sở mới 1,8 triệu đồng/tháng được áp dụng vào năm 2023. Điển hình là trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp dưỡng sức sau sinh.

Cụ thể: Nếu với mức lương cơ sở mới, tiền trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x 1,8 triệu đồng = 3,6 triệu đồng (trước đây là 2,98 triệu đồng);

Trợ cấp dưỡng sức sau sinh = 30% x 1,8 triệu đồng = 540.000 đồng/ngày (trước đây là 447.000 đồng).

4. Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

Khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và các khoản trợ cấp hàng tháng khác cũng sẽ tăng tương ứng từ ngày tăng lương cơ sở.

tang-luong-co-so-len1,8 tr-nguoi-la-dong-phai-dong-them-bao-nhieu-tien-bhxh_2

5. Tăng mức khen thưởng với Đảng viên, công chức, viên chức

Nhiều mức khen thưởng đối với Đảng viên, công chức, viên chức được căn cứ theo mức lương cơ sở. Khi mức lương cơ sở tăng, mức khen thưởng này cũng sẽ tăng theo.

Theo:  xevathethao.vn copy link