Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua điện thoại (bao gồm cả tin nhắn lẫn cuộc gọi hoặc qua các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại thông minh) phát triển mạnh và liên tục thay đổi chiêu thức. Những kẻ lừa đảo không ngừng liên lạc và đưa ra các thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo thậm chí là dọa nạt để nạn nhân sập bẫy, cuối cùng chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Tin nhắn lừa đảo thường có một số dấu hiệu như:
- Diễn đạt ngôn ngữ kém
- Thiếu các lời chào cá nhân
- Chứa các liên kết bất thường
Trong các tin nhắn lừa đảo, đôi khi bạn sẽ bắt gặp tình trạng diễn đạt khó hiểu, sai chính tả, sai ngữ pháp. Tin nhắn đến từ các tổ chức, cơ quan sẽ luôn viết đúng chính tả. Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường hoặc có những liên kết dẫn tới web bên ngoài, bạn hãy thận trọng.
Kẻ lừa đảo có thể mạo danh cơ quan, doanh nghiệp chẳng hạn như nhân hàng để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin.
Khi các tin nhắn (hoặc cuộc gọi) xuất hiện 4 cụm từ dưới đây, đó là dấu hiệu của những tên lừa đảo:
- Thông tin cá nhân
- Mã PIN
- Ngân hàng
- Chi tiết thanh toán
Kẻ xấu đưa các cụm từ này vào tin nhắn để người dùng tưởng đó là tin nhắn thật đến từ các cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, tin nhắn có thể đính kém các ký tự lạ, khó đọc, có lỗi chính tả, có kèm đường link lạ...
Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, người dùng không làm theo các yêu cầu trong tin nhắn, không nhấn vào đường link lạ trong tin nhắn...
Thường xuyên cập nhật thông tin từ các trang chính thức của cơ quan quản lý nhà nước, báo chí... để biết và tránh các thủ đoạn lừa đảo mới.
Không làm theo các yêu cầu từ tin nhắn hoặc số điện thoại lạ gọi đến dù đầu dây tự xưng là công an hay nhân viên tòa án...
Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, số CMND/CCCD thông tin tài khoản ngân hàng (số tài khoản, mật khẩu, mã OTP)... cho bất cứ ai, nhất là khi được yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại.