Luôn khư khư giữ đồ của mình
Nhiều bà mẹ tự hào con mình là người biết … giữ của, luôn luôn giữ riệt lấy đồ của mình, không bao giờ biết cách chia sẻ với người khác. Những đứa trẻ ấy khi đến sân chơi chung đều tách bạch 1 mình, không thề chơi cùng ai vì không chịu nhường khi người khác đến lượt. Cha mẹ thì xem con là trung tâm của vũ trụ và nghĩ rằng đó là thông minh. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, bé cần phải học cách hợp tác, làm bài theo nhóm. Nhưng những kỹ năng này đã sớm bị mài mòn bởi sự khen ngợi của cha mẹ, nghĩ rằng con biết giữ của mới là thông minh.
Tiện tay thích cái gì là lấy cái đó
Hành vi "tiện tay" của trẻ được không ít cha mẹ cổ súy, coi đó như sự nhanh nhẹn, khôn lanh, nhưng kỳ thực đó là một hành vi xấu. Ví dụ, khi đến nhà khác chơi, thấy có món đồ chơi đẹp, trẻ âm thầm đút vào túi mình để giấu đi, mang về nhà chơi mà không trả lại. Hoặc khi đi siêu thị với người lớn, thấy món đồ gì đó ngon lành, trẻ giấu vào tay, mang về thay vì đưa ra quầy trả tiền, hoặc thậm chí ăn ngay tại nơi bán.
Ngay khi phát hiện con có những hành vi tiện tay này, bạn cần giải thích với con rằng đó là việc làm xấu, có thể coi là lấy trộm đồ, sẽ bị phạt. Nếu bạn coi đây là trò trẻ con và bỏ qua, mai sau khi lớn hơn, trẻ sẽ không có bạn bè vì không được ai tin tưởng.
Giỏi nói, lười làm
Trẻ loại này rất khéo đón ý bố mẹ và người lớn. Chúng biết bố mẹ mong muốn gì và luôn thể hiện thái độ lắng nghe bạn nói. Bề ngoài, đó là những trẻ khéo miệng, được mọi người khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại "nói mà không chịu làm".
Ví dụ, khi trẻ hư, làm sai lời, trẻ sẽ rối rít xin lỗi bạn. Trẻ hứa hẹn sẽ sửa đổi, không hư, tuy nhiên lần sau vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng chỉ cần trẻ biết nhận lỗi đã là tốt, hành vi phải dần dần mới thay đổi được, song thực tế không phải vậy. Thói quen duy trì lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành tính ưa nói điều hay, ý đẹp, nhưng lại không bắt tay vào thực hiện, chỉ nói rồi để đấy, chính là kiểu "miệng đỡ chân tay".
Khi trưởng thành, con có thói quen lấy lời nói xoa dịu người khác thay vì thể hiện trách nhiệm bằng hành động, không sớm thì muộn sẽ nhận lại sự thiếu tin tưởng, tôn trọng.
Luôn làm hài lòng người khác
Thất bại ở đời chính là luôn cố gắng làm vừa lòng người khác. Đứa trẻ có tính cách ấy sẽ là đứa trẻ ngoan chứ không phải là thông minh. Không có chính kiến của riêng mình, không dám phản ứng… đứa trẻ ấy sẽ không thể nào thành công trong tương lai. Và phần lớn những đứa trẻ như vậy thường sống trong những gia đình bố mẹ có tính cách bạo lực, hay la hét, quát nạt con.