Cung cấp canxi và phốt pho không đúng tỷ lệ
Bình thường, lượng canxi nạp vào cơ thể phải gấp đôi lượng phốt pho. Nếu mẹ cho con ăn đúng theo tỷ lệ này, cơ thể bé sẽ hấp thụ canxi tốt hơn. Thế nhưng, nhiều bà mẹ cho con uống quá nhiều nước ngọt có ga, ăn bánh pizza, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho khác khiến cho tỉ lệ canxi : phốt pho không còn là 2 : 1 nữa mà là 1 : 10 dẫn đến trẻ thiếu hụt canxi.
Bổ sung canxi nhưng không có vitamin D
Để hấp thụ canxi, trẻ phải tiêu thụ vitamin D. Do đó song song với việc bổ sung canxi mẹ cần bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho trẻ, bổ sung qua đường uống hoặc qua một số loại thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm, dầu gan cá, pho mát…
Thực phẩm chứa protein làm giảm hấp thụ canxi
Lượng protein nạp vào cơ thể quá mức cũng làm giảm hấp thụ canxi. Mẹ cần sắp xếp khẩu phần ăn của trẻ và lượng thịt cá bé nạp vào mỗi ngày sao cho không phá vỡ sự cân bằng của thực phẩm.
Không kiểm soát chặt lượng muối vào cơ thể con
Hấp thụ muối quá nhiều có thể sẽ làm tăng sự bài tiết canxi qua đường tiết niệu. Với trẻ nhỏ mức độ bài tiết còn nhiều hơn người lớn. Chính vì vậy, các bà mẹ không nên cho con ăn muối quá sớm và quá mặn.
Cho bé ăn đậu, khoai lang và cải bó xôi cùng các đồ có chứa nhiều canxi
Axit Phytic trong đậu, khoai lang và cải bó xôi sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, mẹ tránh cho bé ăn tôm, cua hay các loại hải sản cùng với đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.
Trộn canxi với thức ăn, sữa
Nghiền nát viên canxi và trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để cho bé ăn là cách làm rất phản khoa học. Trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa. Lượng canxi tồn đọng nhiều, lâu ngày sẽ gây ra táo bón ở trẻ.
Mẹ không nên trộn canxi vào sữa cho con uống. Ảnh minh họa
Cho con ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat khi bổ sung canxi
Một số loại rau như rau dền, măng tây, đậu trắng, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể. Vì vậy khi bổ sung canxi cho con mẹ nên lưu ý không bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa oxalat cùng lúc.