Đêm về sáng, Sài Gòn vẫn chưa bao giờ ngủ với hàng loạt cư dân sống về đêm… Góc Nguyễn Trãi, Q.1, nơi được xem là chốn “dừng chân ghé chơi” của các loại nam thanh nữ tú của những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Những gương mặt phờ phạc vì chưa ngủ nhưng dầy cộp phấn son, những bộ cánh “khó ai dám mặc ra đường vào ban ngày”, những ánh mắt đờ đẫn hoặc lim dim, các trận ho rũ rượi và tiếng cười khanh khách đâu đó của một cô gái trẻ… tất cả cộng lại thành một thế giới rất riêng của các DJ Sài Thành.
“Những con cú đêm”
Ngày càng có nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng DJ (viết tắt của thuật ngữ "disc jockey" hay còn gọi là phù thủy âm thanh) được tổ chức với qui mô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ngày lướt qua những mạng xã hội online đều bắt gặp những nikname gắn liền vơi hai chữ DJ hoặc deejay... Phải chăng nghề DJ đang được thừa nhận và ngày một phát triển thành một nghề "hot" nhất hiện nay?
Cách đây không lâu nghề DJ tại Việt Nam không được thừa nhận là một nghề nghiệp, Các DJ cũng không được đào tạo một cách chuyên nghiệp và cũng cũng không có giấy tờ bằng cấp chứng nhận, hay giấy hành nghề DJ. Cái nhìn khắt khe của xã hội vẫn coi DJ là một thú ăn chơi của đám trẻ ngông cuồng thích chơi nhiều hơn thích làm. Đơn giản vì DJ giống như một con cú đêm, và môi trường làm việc của họ là những quán bar, vũ trường nơi mà người ta vẫn nghĩ là chỉ dành cho những cuộc vui chơi không mấy lành mạnh, đắm chìm trong rượu,, bia, thuốc lá, và thậm chí là "thuốc lắc". Ngọc Lan một nữ DJ của Sài gòn đã phải ngậm ngùi bỏ nghề vì bị gia đình họ hàng ngăn cấm, mẹ Mi nói: "Đi sớm về khuya, trang điểm phấn son làm ở mấy chỗ như vậy cho dù mình có “sạch" thì ngươi ta cung nghĩ mình "dơ".
Nhưng mặc cho những lời bàn ra tán vào không mấy tốt đẹp về nghề DJ thì nghề DJ vẫn thu hút giới trẻ nữ như một ma lực, và trở thành một trong những nghề giải trí "hot". Các cô giá trẻ vẫn cứ lao vào.
Dù bị mang nhiều tai tiếng nhưng có không ít nữ DJ vẫn bám trụ và tạo nên tên tuổi trong nghề.
Cuộc chiến của những… người đẹp
Đương nhiên nghề nào cũng có cái khó của nó, nhưng với ngành giải trí nói chung và với nghề DJ nói riêng thì thật lắm nỗi niềm tâm sự. M.Trang tốt nghiệp cấp 3, học lực không đủ để cô học lên tiếp, vốn có ngoại hình xinh đẹp và cũng yêu thích âm nhạc, Trang đến với nghề DJ mong sẽ có một mức lương đủ để trang trải cuộc sống. Nhiều bạn trẻ cũng có suy nghĩ giống như Trang vì thế quân số DJ ngày một tăng mạnh như nấm mùa mưa. Cả TP.HCM cũng cỡ gần 100 quán bar lớn nhỏ đủ loại nhưng DJ thất nghiệp nhiều gấp mấy chục lần số lượng DJ đi làm. Người chưa vào nghề thì tưởng" béo bở", vào rồi mới biết toàn là “chua cay" . Khó khăn nhất là những ngày đầu mới ra nghề , khi chưa có kinh nghiệm nếu không có mối quan hệ thì rất khó xin được việc làm. “Mới ra nghề muốn thể hiện năng lực, mà xin thưc tập không lương cũng khó như lên trời", DJ Mi tâm sư.
Quán bar vũ trường nào cũng cần nhưng DJ có “name – tên tuổi" , Nhưng DJ" hot" để chiều lòng những thượng đế khó tính của mình. Có DJ ở Sài Gòn tối chạy 4, 5 show , còn những DJ mơi có khi ra nghề 1,2 năm cũng chưa một lần được đứng trên sân khấu dù chỉ 1 lần. Không ít bạn phải từ bỏ ước mơ, rùi trở thành bồi bàn hay quản lý trong bar. Cũng có người mon men mãi mới được cho đánh câu giờ với mức lương thấp như bèo.
Công việc của DJ là kết nối những bản nhạc sao cho khuấy động được những vị khách đi chơi khó tính. DJ Trang kể: "để có một giờ làm việc hiệu quả trên bar, thì mình phải bỏ nhiều giờ ở nhà để tìm kiếm nhạc, nghe nhạc, lựa nhạc và thử xếp list trước ở nhà. Nhạc trên mạng thì có nhiều nhưng không phải bài nào cũng sử dụng được".
DJ chơi hay hay dở là do khả năng cảm thụ âm nhac, và phải biết cách "nhìn khách" , nắm bắt tâm ý của khách đi chơi. Khách đi chơi mỗi nơi mỗi khác, cho dù DJ có giỏi có đánh hay đến mấy mà không đúng "dòng" của khách thì cũng kể như thua. Nhắc đến đây lại nhớ về 1 DJ huyền thoại ở VN với dòng nhạc Trance, nhưng đến hồi thời thế thay đổi khách đi chơi lại thích nghe dòng nhạc vui nhộn (vinahouse), DJ này từ trên đỉnh cao xuống dốc không phanh. Ít lâu sau chị xuất hiện lại và phải linh hoạt chuyển đổi sang dòng nhạc phù hợp với các thượng đế.
Ở Việt Nam, số lượng DJ quá đông, đất kiếm sống lại ít nên mức độ cạnh tranh lại rất cao. Mỗi bar vũ trường có khoảng từ 4 đến 6 DJ. Mỗi một DJ muốn tồn tại và phát triển được đều phải có một style riêng. Nhất là vơi D nữ họ không những phải đánh nhạc hay mà còn phải có ngoại hình đẹp và cuốn hút. Dj K ,ở Hà nội lựa chọn cho mình một phong cách tomboy, cá tính vơi mái tóc ngắn và một phong cách trình diễn rất sôi động. Còn đa phần các DJ nữ hiện nay lại lựa chọn cho mình phong cách sexy, khiêu gợi. Vì thế, theo tiêu chí tuyển chọn của các chủ vũ trương thì "DJ nữ là phải đẹp, khách nào nghe được nhạc thì nghe, khách nào không nghe được nhạc thì... ngắm"
Ngành giải trí với sự cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi một sự nỗ lực không mệt mỏi đối với những người hoạt động trong lĩnh vực này, và nghề DJ cũng không ngoại trừ. DJ Hoàng Lan làm việc đã hơn chục năm phải thốt lên rằng: "nhiều lúc mệt mỏi chỉ muốn bỏ nghề kiếm viêc khác làm. Có năm phải đi làm những bar ở tỉnh xa nhà xa gia đình mà lương cũng không được bao nhiêu, nhưng bỏ nghề đươc vài bữa là tay chân ngứa ngáy, nghe nhạc là thấy bức bối trong lòng vì nhớ nghề. "Cái nghề nó ăn vào máu rồi, không có cách nào mà bỏ được" chị nói.
Có DJ may mắn có được một " thời", khi đó các quán bar đều săn lùng mời mọc về làm việc. Tuy nhiên "bên cạnh một một đỉnh núi cao luôn là một vực thẳm". Hết thời thì xuống dốc thảm hại, có khi cả năm khôg tìm được việc, rồi ngậm trôi vào dĩ vãng, tàn tạ với thời gian.
Myno, nữ DJ đang hot nhất hiện nay.
“Đánh đu với sức khỏe và lòng tự trọng”
Ngồi ở quán sinh tố, vào cái tầm "cuối giờ" khoảng 3 giờ sáng, không ít cô chạy ra than "hôm nay bị khách chuốc mấy ly rượu đầy say ngoắc cần câu", "hôm nay bị khách bỏ thuốc vô ly, may mà phát hiện ra".... DJ không chỉ xách box đĩa tới quán đánh nhạc rồi cuối tháng lĩnh lương, DJ còn phải làm công việc như người PR cho quán, họ không tránh khỏi những lời mời tham gia những “cuộc chơi” của khách hay chí ít là vài ly rượu. Do tính chất công việc mà măt trời lặn thì DJ thức dậy đi làm, mà mặt trời lên thì DJ đi ngủ. Môi trường làm việc thì cũng nhiều độc hại: rượu, bia, thuốc lá, âm thanh lớn, khói đèn sân khấu.... mà DJ sau một thời gian làm việc mắc phải nhiều bệnh. DJ Mi tâm sự "cô thường xuyên phải dùng đến thuốc ngủ vì không có thuốc ngủ cô không tài nào chợp mắt được, đêm hôm đi làm về mà hai tai vẫn còn nghe ùng ùng" . Không chỉ chứng mất ngủ, hầu hết các DJ đều có giai đoạn bị rối loạn tiền đình, đau dạ day, viêm xoang.... hoăc đơn giản là lãng tai.
“Làm cái nghề này DJ phải đi khuya về sớm, làm việc tại những chốn "ăn chơi" bởi vậy mà cái nghề này vẫn được được nghĩ tới như cái nghề không mấy "đẹp"”, DJ Trang bức xúc nhắc về chuyện khách suốt ngày hỏi mấy câu "muốn chơi nhạc hay có phải cắn thuốc hay uống rượu bia cho có tý men thì đánh nhạc mới xung". Thực tế thì chơi nhạc hay là phải dựa vào quá trình nỗ lực tìm tòi sáng tạo qua các bản nhạc chứ không dựa vào trạng thái "bay bổng " như nhiều người vẫn nghĩ. Cách đây không lâu nữ DJ Bo (Nguyễn Đình Mỹ Quyên) đã vĩnh viễn ra đi trong một lần lưu diễn ở Hải Phòng vì bệnh viêm phổi nhưng không ít người cho rằng cái chết của cô là do chất kích thích.
DJ Bo - Mỹ Quyên, được xem là thế hệ nữ DJ đầu tiên của Việt Nam.
Gần đây các quán bar, vũ trường hầu hết đều có một nữ DJ xinh đẹp để câu kéo những đấng mày râu lui tới thường xuyên hơn, bởi vậy phận nữ nhi trong giới DJ cũng ít nhiều có cơ hội hơn nam DJ. Tuy nhiên phần lớn những DJ nữ đều dính vào tai tiếng, bar vũ trường nơi mà tiền và nhan sắc lên ngôi thì những nữ DJ dễ bị cuốn vào cuộc chơi hay sự săn lùng của các đại gia nhiều hơn. Câu chuyện nay nữ DJ này tậu xe hơi, mai nữ DJ kia được tặng toàn đồ hiệu này nọ nghe nhiều như đến bữa phải ăn cơm vậy. Mà cái gì cũng có giá của nó, không ai cho không ai cái gì. Các DJ nữ cứ lao vào những cuộc tình chóng vánh của các đại gia để rồi nhận lấy quá nhiều câu nói chua cay mỉa mai của người đời.
Nếu ai nói muốn làm giàu bằng nghề DJ có lẽ họ sẽ bị những người xung quanh sẽ cười vào mũi. Bởi cái nghề "ăn chơi" này làm bao nhiêu thì tiêu hết bấy nhiêu: tiền nhạc, tiền sống, tiền ăn, tiền chơi… Điểm qua một số gương mặt "tiền bối" , hầu hết họ đều phải tìm cách kinh doanh buôn bán khi đã hết thời. Có những người sau một thời gian ở trên đỉnh hào quang, lúc bên sườn dốc của sự nghiệp đã gieo mình vào những cuộc ăn chơi để rồi có người dở điên, dở khùng, người thì nghiện rượu....
Hàng đêm khi lui tới những vũ trường , chúng ta không khỏi bị cuốn hút bởi những DJ nữ xinh đẹp, sexy và phong cách khi tay chân thoăn thoắt thao tác chơi nhạc dưới ánh đèn mờ ảo lung linh nhưng mấy ai biết được rằng nghề DJ nữ ở Việt Nam thật lắm tai tiếng, nhiều bấp bênh và chìm nổi...