Cô gái 17 tuổi bị suy thận, phải lọc máu
Tiêu Viêm (17 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoạn suy thận. Nếu không có nguồn thận phù hợp để cấy ghép, cô gái trẻ sẻ phải chạy thận suốt đời để duy trì sự sống.
Trước khi nhập viện, vào một buổi sáng Tiêu Viêm đi vào nhà vệ sinh nhưng ở trong đó khá lâu. Mẹ cô bé không thấy con ra ăn sáng, gọi cửa vài lần không thấy phản hồi nên mở cửa đi vào. Bà thấy con gái đang nằm ngất xỉu trên nền nhà nên vội vàng gọi cấp cứu.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán Tiêu Viêm bị suy thận và tình hình không khả quan. Sau đó, bác sĩ đã hỏi về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân và phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.
Hóa ra rất nhiều năm qua Tiêu Viêm luôn có một thói quen xấu là nhịn tiểu. Khi còn nhỏ, cô rất ít khi đi vệ sinh ở trường vì sợ. Nữ sinh nhịn tiểu rất lâu nên mỗi khi về nhà sẽ lập tức lao vào nhà vệ sinh.
Ngoài ra, mỗi buổi sáng vì muốn ngủ thêm vài phút nên dù buồn tiểu cô bé cũng cố nhịn. Đến khi dậy sẽ lập tức lao vào phòng tắm. Cứ như vậy, thói quen nhịn tiểu đã đi cùng Tiêu Viêm rất nhiều năm tháng.
Nhịn tiểu làm ảnh hưởng đến chức năng thận
Thông thường, bàng quang có thể chứa 250-300ml nước tiểu. Nếu nước tiểu lưu lại trong bàng quang quá lâu, các chất độc và vi khuẩn sẽ tràn vào thận qua niệu quản. Cuối cùng dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, suy thận và hàng loạt bệnh khác.
Nhịn tiểu quá lâu rồi đi tiểu đột ngộ cũng kích thích thần kinh, làm máu cháy ra và huyệt áp tụt nhanh. Khi đó, tim và não dễ rơi vào trạng thái thiếu máu cục bộ, thiếu oxy dẫn đến ngất xỉu, nguy hiểm hơn có thể là đột tử.
Đối với trẻ nhỏ, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện thì nhịn tiểu càng nguy hiểm hơn.
Một số thói quen khác gây hại cho thận
Ăn mặn hoặc uống nhiều đồ ngọt
Chế độ ăn nhiều muối khiến cơ thể dung nạp quá nhiều natri dẫn tới cao huyết áp và gây hại cho thận.
Trong khi đó, đồ ngọt làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận, làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Tiêu thụ nhiều đồ ngọt trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh thận nặng.
Không uống đủ nước
Nước giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước cũng giúp chúng ta tránh khỏi bệnh sỏi thận. Uống không đủ nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Hầu hết mỗi người chúng ta đều cần uống khoảng 2 lít nước/ngày.