Ông Nurcahyo Utomo là điều tra viên của Ủy ban An toàn giao thông vận tải Quốc gia, từng có 20 năm kinh nghiệm phân tích dữ liệu hộp đen của những chiếc máy bay gặp nạn. Thế nhưng việc “nghe đi nghe lại đoạn băng ghi âm từ hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn QZ8501 vẫn khiến ông gặp khó khăn.
“Nghe đi nghe lại đoạn ghi âm từ hộp đen có liên quan đến vụ tai nạn không giống như nghe nhạc hay một cuộc thảo luận. Việc nghe âm thanh ghi lại những giây phút cuối cùng trước khi vụ tai nạn xảy ra thực sự gây cho con người ta sự buồn phiền. Các điều tra viên bị mất bình tĩnh khi phải nghe nhiều lần”, ông Nurcahyo Utomo chia sẻ.
Ông Nurcahyo miêu tả rằng mình và các điều tra viên khác đã “sởn gai ốc” khi tiến hành phân tích dữ liệu, những lời cuối cùng của các phi công.
“Chúng tôi có cảm giác rằng ‘Allahu Akbar… Allahu Akbar… Allahu Akbar…’ là những lời cuối cùng họ nói trước khi chết”, ông Nurcahyo tiếp lời.
“Mặc dù vậy, với trái tim sắt đá, chúng tôi không thể chạy trốn khỏi nhiệm vụ được giao. Việc nghe đoạn hội thoại cuối cùng sẽ là chìa khóa để làm sáng tỏ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn. Chúng ta sẽ biết điều gì thực sự đã xảy ra từ những đoạn hội thoại giữa phi công lái chính và phi công phụ trước khi xảy ra vụ tai nạn”, vẫn lời ông Nurcahyo.
Nhiệm vụ phân tích hộp đen của chiếc máy bay số hiệu QZ8501 sẽ khó khăn hơn bởi ông là hậu bối của ông Iriyanto, phi công lái chiếc máy bay mang gặp nạn khiến 162 người tử vong.
“Indriyanto là bậc tiền bối và là người đã dạy tôi cách bay. Tôi không thể tưởng tượng mình sẽ nghe những lời cuối cùng của ông ấy như thế nào”, ông thú nhận.
Hộp đen của chiếc máy bay QZ8501 đã được tìm thấy. |
Trên thực tế, những người điều khiển chuyến bay QZ8501 không phải là phi công Indonesia duy nhất nói những lời này trong giây phút cuối cùng của đời mình.
Trước đó, ngày 26/9/1997, Allahu Akbar cũng là những âm thanh cuối cùng được lưu lại trong hộp đen của chuyến bay Garuda A300B-4 trước khi gặp nạn trên đảo Bắc Sumatra, khiến cơ trưởng Hance Rahmowiyogo cùng 233 người khác thiệt mạng.
Tuy thường được dịch là “Thánh Allah vĩ đại” nhưng thực ra trong tiếng Arab, Allahu Akbar có nghĩa là “Thánh Allah vĩ đại hơn”.
Nó được người Hồi giáo sử dụng với hàm ý nhắc nhở rằng dù bạn có đang làm gì đi nữa thì Thánh Allah vẫn được đặt ở vị thế tối thượng. Các tín đồ của đạo Hồi áp dụng câu nói này trong nhiều trường hợp. Mỗi khi cầu nguyện, họ nhắc lại Allahu Akbar 4 lần. Câu nói này cũng là lời đầu tiên người Hồi giáo nói khi đặt chân đến thánh đường.
Allahu Akbar cũng hay được sử dụng để bày tỏ sự ủng hộ, hoặc thể hiện sự ngạc nhiên. Có khi thay vì vỗ tay, khán giả Hồi giáo sẽ nói câu này để tán thưởng một màn biểu diễn, hay thậm chí là khen ngợi một pha xử lý hay trong một trận bóng đá. Khoảnh khắc trẻ em mới chào đời cũng hay khi tiễn biệt linh hồn người đã khuất, Allahu Akbar cũng được sử dụng.
Ngoài ra, các phần tử Hồi giáo cực đoan luôn hét lên Allahu Akbar trước khi đánh bom tự sát. Mà gần nhất, tuần trước, trong vụ thảm sát đẫm máu tại tòa soạn Charlie Hebdo, hai tên khủng bố cũng đã hét lớn Allahu Akbar sau khi giết hại viên cảnh sát Hồi giáo Ahmed Merabet và trốn khỏi hiện trường. Theo suy nghĩ của những tên khủng bố này, họ đang làm theo ý nguyện của thánh Allah và chết trong khi thực hiện điều đó là một cái chết cao đẹp.
Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào Allahu Akbar cũng có thể được sử dụng. Người Hồi giáo thường tránh câu nói này tại nhà vệ sinh, bãi rác, hay những nơi thiếu đi sự “thuần khiết” tương tự.
Allahu Akbar cũng không bao giờ được người Hồi giáo sử dụng để pha trò hoặc trong các tác phẩm hài, vì làm như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với “Đấng chí tôn”, một điều tối kị với người theo đạo này.
QZ8501 gặp nạn: Cơ quan tìm kiếm phủ nhận thấy hộp đen Mới đây, Giám đốc cơ quan tìm kiếm, cứu nạn của Indonesia Bambang Supriyadi đã lên tiếng phủ nhận thông tin tìm thấy hộp đen QZ8501. |