Rau muống "món ăn quốc dân" nhưng 4 kiểu người này không nên ăn kẻo dễ rước bệnh, hối không kịp

( PHUNUTODAY ) - Những sai lầm khi ăn rau muống dưới đây khiến cho bạn dễ đón bệnh vào người, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, nên tránh càng xa càng tốt.

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Trong Đông y thì rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng...

Còn trong y khoa hiện đại, trong 100g rau muống có chứa 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A...Bên cạnh đó, hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, ăn rau muống cũng có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, phụ nữ mang thai ăn rau muống giúp giảm nguy cơ táo bón.

cach-luoc-rau-muong

4 sai lầm khi ăn rau muống dễ gây bệnh

Người bị sỏi thận không ăn rau muống: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali có thể làm gánh nặng thận.

Ăn rau muống khi bị vết thương: Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì rau muống có chất madecassol một chất dễ tạo thành sẹo lồi. Vì vậy, nếu bạn có vết thương hở, hoặc mới phẫu thuật thì nên tránh xa rau muống.

Người dễ dị ứng, tiêu chảy: Ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Chính vì vậy, khi chế biến rau muống bạn nên nấu chín kỹ một chút sẽ có lợi cho sức khỏe.

Rau-muong-xao-toi-2

Ngoài ra, rau muống đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm do thói quen nhiều người sử dụng hóa chất trong quá trình trồng trọt. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, nấu chín kỹ, nên lựa chọn mua rau muống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.

Người bị sỏi thận không nên ăn rau muống: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao. Chất này khi đi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận và tạo sỏi. Những người mắc bệnh này cần hạn chế lượng đạm tiêu thụ. Trong khi đó, rau muống có hàm lượng đạm cao nên không thích hợp với những người bị bệnh gout.

Bên cạnh đó, những người đang uống thuốc Bắc thì không nên ăn rau muống. Nguyên nhân là rau muống có khả năng giã thuốc, làm mất tác dụng của một số loại thuốc Đông y. Chính vì vậy, khi đang uống thuốc Đông y, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm cần tránh.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link