Nuôi dạy con không chỉ là dạy con học những điều trong sách vở mà còn là dùng con làm chung những việc thường ngày. Một trong số những việc đó là rủ con cùng làm bếp. Rủ trẻ cùng làm bếp sẽ giúp bạn và con gặt hái được những điều bất ngờ như:
Giúp trẻ học các kỹ năng
Nấu ăn cùng cha mẹ là lúc con trẻ học được những kỹ năng từ nhận biết thực phẩm, tên gọi, khoa học ngôn ngữ. Khi cùng nấu ăn con và cha mẹ sẽ thêm tương tác, gọi tên các thực phẩm đồ dùng món ăn. Và kỹ năng nấu ăn sau này cũng rất quan trọng với trẻ, chúng giúp trẻ biết tự chăm sóc bản thân, lại biết chăm sóc người khác.
Có thêm trải nghiệm về giác quan
Khi con cùng vào bếp, chạm vào các loại thực phẩm, ngửi gia vị, con sẽ phát triển về giác quan tinh tế hơn. Trẻ cảm nhận được quả chín chưa, điều đó giúp trẻ trở nên linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn. Khi ra ngoài trẻ cũng có thể cảm nhận được ăn uống tinh tế hơn.
Giúp trẻ thấy tự tin hơn
Nấu ăn cũng là một kỹ năng cần thiết trong đời sống, bởi đó chính là cách chăm sóc bản thân và chăm sóc người khác. Hơn nữa nấu ăn cũng là một thế mạnh. Cha mẹ có thể đưa cho con các nguyên liệu để bé tự làm một chiếc bánh hay một món ăn đơn giản. Mẹ hãy ngồi bên cạnh quan sát và động viên cổ vũ trẻ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.
Để trẻ thử món ăn mới, tránh khảnh ăn
Nếu trẻ yêu thích việc nấu ăn trẻ sẽ ăn ngon hơn. Khi tự tham gia vào quy trình nấu ăn, trẻ sẽ thích hơn các món ăn đó, và hào hứng hơn khi ăn. Do đó cha mẹ rủ con cùng nấu ăn sẽ giúp con cảm thấy vai trò của mình, sở hữu được món ăn đó nên giúp trẻ thích thú hơn.
Xây dựng kỹ năng quản lý rủi ro cho trẻ
Vào bếp vừa giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng thao tác chan tay vừa rèn cho trẻ quản lý những rủi ro, vì trong bếp luôn có những mối nguy. Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ về những điều này và chú ý cho con quen dần. Sau đó thì cho trẻ quan sát xung quanh. Con dần sẽ học được những kỹ năng này tốt hơn.
Tăng cường khả năng sáng tạo của trẻ
Nấu ăn với nhiều người thực sự là một bộ môn thú vị. Trong lúc nấu ăn trẻ sẽ sáng tạo cùng các loại thực phẩm. Từ đó trẻ có thể tăng thêm sự linh hoạt trong suy nghĩ, phát huy sự sáng tạo. Càng lớn con càng có thể biết sáng tạo hơn với những món ăn của mình.
Học thói quen tiết kiệm
Nấu ăn cũng là lúc trẻ có thể học tiết kiệm. Cha mẹ có thể chú ý dạy con cách dùng nước sao cho tiết kiệm và sạch sẽ, cách sắp xếp công việc để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức lao động, tiết kiệm đồ ăn... Những điều đó hấp thu sớm vào con thì sau này lớn lên trẻ sẽ thành một em bé tuyệt vời.
Bồi đắp tình cảm gia đình
Khi con cái cùng cha mẹ vào bếp là lúc gia đình gắn bó hơn. Thay vì thời gian đó để con chơi điện tử thì việc cả nhà nấu ăn cùng nhau sẽ tạo thêm sự gắn kết trong gia đình. Sự tỉ mỉ kiên trì trong bếp cũng giúp con hiểu hơn giá trị món ăn, vai trò của cha mẹ mỗi khi nấu ăn cho mình. Hơn nữa sau đó con cái học được cách chăm sóc lại cha mẹ mình.
Đặc biệt khi cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ con cái ít có thời gian cho nhau thì tranh thủ thời gian nấu bếp để gắn kết là vô cùng cần thiết. Không chỉ tăng thêm gắn kết gia đình mà còn giúp cho gia đình thêm vui vẻ, dạy con học được nhiều điều hay hơn.