Ruột có sạch thì cơ thể mới khỏe: 7 thực phẩm giúp thải độc ruột, đẩy lùi bệnh nan y

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là danh sách những thực phẩm có tác dụng làm sạch ruột hàng đầu.

Đường ruột là cơ quan tiêu hóa dài nhất trong hệ tiêu hóa, cũng là bộ phận có chức năng tiêu hóa quan trọng nhất. Đường ruột chia thành 3 phần bao gồm ruột non, ruột già và trực tràng. Một lượng lớn thực phẩm được tiêu hóa và hấp thu cho cơ thể hầu như đều được thực hiện ở ruột non.

Ruột được cho là cơ quan miễn dịch và cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Việc duy trì sự hoạt động bình thường của đường ruột chính là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe con người.

Do đó, bạn hãy tăng cường ăn 7 loại thức ăn sau đây để tốt cho đường ruột, thải độc và làm sạch ruột một cách tối ưu:

thaidocruot

Tảo, rong biển

Rong biển còn được gọi là "máy tăng gia tốc" của nhu động ruột, giúp đường ruột hoạt động với tốc độ cao hơn bình thường.

Rong biển có chứa một loạt chất hữu cơ, iốt, kali, canxi, sắt và các nguyên tố khác. Không chỉ vậy, đây còn là thực phẩm chứa protein, axit béo, đường, vitamin tổng hợp và niacin.

Chất xơ có hàm lượng calo thấp của rong biển có thể thúc đẩy sự chuyển động của đường ruột. Cách tốt nhất để ăn rong biển là nấu canh suông hoặc nấu cùng đậu phụ, để không bị phá hủy các khoáng chất trong rong, đồng thời mang lại hiệu quả làm tăng sự đào thải chất cặn bã, giúp bạn đi đại tiện thuận lợi, đường ruột sạch sẽ.

images (1)

Lưu ý: Do rong, tảo sống trong môi trường nước lâu ngày, nên khi chế biến thức ăn, bạn nên rửa và ngâm sạch sẽ. Nên ngâm trong nước theo tình hình thực tế của từng loại rong tảo, có thể liên tục thay đổi nước và ngâm trong khoảng 6 giờ. Bằng cách này, các nguyên tố có hại như asen, thủy ngân, chì và cadmium trong rong biển có thể được loại bỏ trước khi ăn.

Gạo lứt, gạo thô

Gạo lứt được Đông y gọi là "máy vệ sinh đường ruột", hay còn được mô tả giống như là một người thợ sửa ống nước, làm cho đường ruột trở nên thông thoáng hơn, không bị tắc.

Không giống gạo thông thường, gạo lứt hay gạo xay thô vẫn giữ được các lớp vỏ cám gạo bên ngoài, tức là vẫn còn lớp vỏ cám, bột thô và mầm gạo. Những lớp vỏ cám bên ngoài này giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nhiều và tốt hơn gạo trắng (đã xay xát kỹ).

Ngoài ra, gạo lứt giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, liên tục cung cấp năng lượng cho đường ruột, thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn đường ruột có lợi, ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột.

Cà rốt

Chuyên gia sức khỏe khuyên mỗi người nên thường xuyên ăn cà rốt. Cà rốt có chứa rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin A trong cà rốt giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và tốt cho thị lực, điều trị bệnh quáng gà, khô mắt.

Hơn thế, trong cà rốt còn chứa luteolin, một chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Hàm lượng beta-carotene và các carotenoid khác giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ruột kết, tuyến tiền liệt, phổi, ung thư vú.

Một vài nghiên cứu cũng cho thấy, nước ép cà tốt cũng có khả năng chống lại bệnh bạch cầu.

Trong lê có chứa chất chống oxy hóa cùng hàm lượng chất xơ cao vì thế hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong lê còn giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy.

Thêm 1 công dụng tuyệt vời của lê với sức khỏe mà không phải ai cũng biết đó chính là khả năng ngăn chặn đột biến tế bào nhờ chứa nhiều vitamin C. Chất xơ trong quả lê còn có khả năng kết dính mật thứ cấp nhờ đó mà phòng ngừa ung thư ruột già vô cùng hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua được gọi là "phụ gia" của nhu động ruột. Nó là một sản phẩm sữa lên men bán lỏng, trong đó vi khuẩn axit lactic duy trì sự cân bằng sinh thái của hệ thực vật đường ruột, tạo thành một rào cản sinh học, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn đường ruột có hại vào đường ruột.

Vi khuẩn axit lactic cũng sản xuất một lượng lớn các axit béo mạch ngắn để thúc đẩy nhu động ruột, do đó có thể ngăn ngừa táo bón. Một loạt các enzyme có trong sữa chua cũng có thể thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ.

Ăn một hộp sữa chua vào khoảng giữa các bữa ăn có thể cân bằng hệ thực vật đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa và phân hủy đường ruột.

Mật ong

Empty

Mật ong được gọi là "kem dưỡng da" của đường ruột. Các axit amin và vitamin chứa trong mật ong có thể thúc đẩy một chu kỳ hoạt động thuận lợi trên toàn bộ cơ thể. Các chất dinh dưỡng như magiê, phốt pho và canxi trong mật ong có thể điều chỉnh hệ thần kinh và cung cấp một môi trường nghỉ ngơi tốt cho đường ruột.

Lấy 1 muỗng mật ong pha vào trong nước ấm và uống đều mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ giữ được độ ẩm sâu và đạt được hiệu quả cao trong việc làm đẹp.

Nha đam

Ngoài các công dụng làm đẹp thì trong nha đam với nhiều hoạt chất, các axit amin, vitamin, đường và khoáng chất… có khả năng kích thích nhu động ruột non, thải độc tố và thanh lọc đường ruột, chuyên trị nóng ruột, táo bón. Bạn có thể chế biến nha đam tươi thành món ăn hoặc nấu nước để dùng dần.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link