Sai lầm tai hại khi cho trẻ ăn dặm phổ biến của các mẹ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mẹ phải nhận diện rõ ràng các loại thực phẩm: rau ra rau, thịt ra thịt … chứ không phải hỗn hợp bột màu đỏ mà gọi là tôm, màu trắng là thịt gà.

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng, một bước chuyển biến lớn của cả bé lẫn mọi người trong nhà. Giai đoạn này với bé đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình tự hoàn thiện của hệ tiêu hóa, đồng thời là dịp để con học hỏi các kỹ năng mới nhằm phục vụ cho cả cuộc đời sau này. Đối với bố mẹ thì ăn dặm cũng đánh dấu giai đoạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho con chứ ko chỉ đơn thuần là sữa như trước đây. 

Khi  nào bé cần cần ăn dặm?  

Làm mẹ, phụ nữ, nuôi con, chăm con, gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, làm vợ, ăn dặm, trẻ nhỏ
Sai lầm tai hại khi cho trẻ ăn dặm phổ biến của các mẹ.

Hầu hết các bé sẽ trưởng thành về độ phát triển và sinh lý để sẵn sàng ăn cơm vào khoảng từ 6-9 tháng tuổi. Chuyên gia y tế và các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng cách tốt nhất là chờ đợi đến khi bé được khoảng sáu tháng tuổi mới cho con tập ăm dặm. 

Có rất nhiều tổ chức (WHO, UNICEF) đã đưa ra đề nghị tất cả các trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn (không ngũ cốc, nước trái cây, sữa pha nước cháo hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác) trong 6 tháng đầu đời ( không trong 4-6 tháng đầu).

Ăn dặm muộn giúp bé được bảo vệ khỏi bệnh tật tốt hơn

Mặc dù trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục nhận được kháng thể từ sữa mẹ miễn là bé còn được cho bú, tuy nhiên, khả năng miễn dịch của trẻ tuyệt vời nhất khi bé được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có chứa hơn 50 yếu tố miễn dịch và có lẽ còn nhiều hơn mà ta chưa rõ. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu bị nhiễm trung ít 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác. Xác suất của các bệnh vệ đường hô hấp – một loại bệnh rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh cũng sẽ  được giảm đáng kể nếu đứa trẻ được cho ăn sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 15 tuần và không có đồ ăn dặm nào trong thời gian này. 

Sai lầm của mẹ

Không cho bé ăn dầu ăn 

Nhiều bà mẹ cho rằng, dầu ăn là nguyên nhân gây cho trẻ bị táo bón, lười ăn, ho thêm... nhưng thực tế dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trẻ em rất dễ tiêu hóa dầu mỡ. Trong sữa mẹ, tỷ lệ chất béo chiếm 50% năng lượng mà bé vẫn tiêu hóa tốt và rất nhanh đói. Dầu ăn có nhiều năng lượng giúp bé chóng lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phất triển hệ thần kinh của bé.

Không hiểu rõ về thực phẩm

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột được pha chế sẵn, tiện lợi cho các bà mẹ khi con đến tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, một số bà mẹ quan tâm đến những thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm.

Thường xuyên cho trẻ ăn cháo "dinh dưỡng"

Rất lạ là một số bà mẹ cho con ăn cháo dinh dưỡng ngay cả khi chính họ cũng không tin vào chất lượng sản phẩm. Rất dễ nhận ra loại “cháo dinh dưỡng” mà “không dinh dưỡng” vì các thực phẩm giàu đạm cá, thịt, tôm, lươn… đều có dạng sền sệt như bột. 

Do vậy, các bà mẹ cần phải nhận diện rõ ràng các loại thực phẩm: rau ra rau, thịt ra thịt … chứ không phải một hỗn hợp bột màu đỏ mà gọi là tôm, hỗn hợp màu trắng mà gọi là thịt gà.

Nguyên tắc ăn dặm

Làm mẹ, phụ nữ, nuôi con, chăm con, gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, làm vợ, ăn dặm, trẻ nhỏ
Nguyên tắc ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc.

Nguyên tắc ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. 

Cụ thể, theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học - 2004), tháng đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi.

Bữa ăn dặm của bé cần được đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, chất xơ - vitamin và khoáng chất) để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và đậm độ nhiệt. Thức ăn của bé cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá. 

Các mẹ cũng nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt vào các bữa ăn dặm của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt.

Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.

Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn