1. Chế độ ăn uống không giúp ích cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia về tim mạch, không bao giờ là quá muộn để mọi người có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho trái tim. Ngay cả trong trường hợp, bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, bởi một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh vẫn có thể giúp làm giảm tác động của căn bệnh này đối với sức khỏe tổng thể.
Có không ít những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật tim và bắt đầu chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống đã khiến sức khỏe được cải thiện rất đáng kể. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát được rất nhiều yếu tố nguy cơ.
2. Dùng thuốc điều trị bệnh tim là có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích
Có không ít những trường hợp bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh tim nhưng không ăn uống kiêng khem và thường có suy nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc là có thể ăn bất cứ thứ gì bản thân muốn. Nhưng trên thực tếm không có bất kỳ loại thuốc nào có thể hiệu quả bằng chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh.
Nguyên nhân là do, nếu bạn ăn một chế độ với nhiều thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng và không tập thể dục sẽ có thể khiến hiệu quả của thuốc bị suy yếu. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mặc dù thuốc chẳng hạn như statin có thể sử dụng như một biện pháp phòng ngừa bệnh tim, nhưng chúng không liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Mà cách tốt nhất là bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa tình trạng béo phì - một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và khiến tình trạng bệnh tim tồi tệ hơn.
3. Kiêng thịt đỏ hoàn toàn để phòng ngừa bệnh tim mạch
Tuy có không ít những nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong nhưng trên thực tế chúng không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ bởi nếu như ăn thịt đỏ ở mức vừa phải sẽ không gây hại cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, khi chọn thịt đỏ bạn nên chú ý tránh xa những loại thịt có chứa nhiều chất béo. Bởi, thịt mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa - một thứ có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
4. Ăn trứng có hại cho tim
Nhiều người cho rằng khi bị tim mạch thì không nên ăn trứng bởi loại thực phẩm này có thể làm tăng cholesterol và gây hại cho tim. Nhưng trên thực tế, việc ăn trứng thực sự không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến những lầm tưởng này là vì trứng có chứa hàm lượng cholesterol cao.
Tuy nhiên, trong trứng chứa apolipoprotein A1 - một loại protein sẽ có thể làm tăng hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Như vậy, ngược lại với suy nghĩ vốn có việc ăn trứng có thể giúp đào thải cholesterol xấu LDL, từ đó giảm mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và hàng loạt tai biến, bệnh tim mạch khác. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng thực phẩm giàu chất béo bão hòa là thủ phạm chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó bao gồm xúc xích, thịt xông khói; thực phẩm chiên, rán, bơ.
5. Chế độ ăn ít chất béo là chế độ ăn tốt nhất cho bệnh tim mạch
Không ít người vẫn tin rằng, tất cả chất béo đều có hại cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bác theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên giảm thiểu hoặc hạn chế ăn chất béo chuyển hóa trong nhiều loại thức ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ và chất béo hydro hóa thường có trong thực phẩm siêu chế biến. Còn đối với chất béo không bão hòa thì không cần thiết vì chúng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại chất béo này chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, dầu ô liu, bơ, quả hạch và các loại hạt. Một chế độ ăn uống giàu chất béo không bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.