Tại sao người Nhật không ngủ trưa? Như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

( PHUNUTODAY ) - Người Nhật thường không ngủ trưa và cho rằng đó là hành động thể hiện sự lười biếng.

Lý do mà người Nhật không thường ngủ trưa khá đơn giản: họ xem đó là một hành động lười biếng. Dành thời gian ngủ vào ban ngày được xem là biểu tượng của sự lười biếng trong tâm trí của hầu hết người Nhật. Trong quá khứ, trẻ em Nhật Bản thường được dạy rằng việc ngủ trưa sẽ khiến họ trở nên lười biếng, tương tự như nhân vật Nobita trong bộ truyện Doraemon.

Vì sao người Nhật không ngủ trưa?

Ngoài ra, còn có một số lý do khác giải thích tại sao người Nhật không ưa thích việc ngủ trưa:

Thời gian nghỉ trưa ngắn hạn: Thời gian nghỉ trưa ở Nhật thường rất ngắn, thường chỉ kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Sau khi ăn trưa, thời gian ngắn này thường không đủ để có một giấc ngủ trưa sâu và đầy đủ.

ngu-trua-1320

Tính tế nhị và áp lực làm việc: Người Nhật nổi tiếng với tính tế nhị trong công việc. Vì đây là một trong những nước có cường độ làm việc cao nhất thế giới, nếu có người phải làm việc cả ngày mà bạn lại chọn ngủ trưa thì có thể bị coi là lười biếng và thiếu tận trung.

Sử dụng thời gian nghỉ trưa để kết giao và gắn bó với đồng nghiệp: Thay vì ngủ trưa, người Nhật thường chọn sử dụng thời gian nghỉ trưa để tạo mối quan hệ và gắn kết với đồng nghiệp.

Với người Nhật Bản, họ luôn quan niệm phải sống kỷ luật, siêng năng và phải cố gắng mỗi ngày, có khó khăn vất vả mới thấy được tinh thần Samurai, nên họ cho rằng việc ngủ trưa là lãng phí thời gian và không cần thiết.

Tuy nhiên đối với một số quốc gia khác, tiêu biểu là Tây Ban Nha lại khác, mục đích sống của họ là tận hưởng và có một cuộc sống thoải mái. Bởi vậy họ không muốn làm việc quá nhiều, với họ một giấc ngủ trưa – Siesta là rất cần thiết để tránh nóng và có thể thức khuya đi chơi đêm.

Vì sao người Việt hay ngủ trưa?

Lý do người Việt Nam và một số nước ngủ trưa:

Thời tiết nóng nực, oi bức

Tại hầu hết các nước nhiệt đới như Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa vì buổi trưa thường rất nóng gây ra cảm giác mệt mỏi. Bởi vậy, cách làm việc linh động sẽ là thức dậy sớm hơn để làm việc và sẽ nghỉ trưa khi thời tiết nóng bức nhất, khi nhiệt độ hạ xuống sẽ tiếp tục làm việc. Lý do này cũng được giải thích trong văn hoá Siesta.

Ngu-trua-jpeg-9142-1625075516

Trong khi đó, Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn đới cận nhiệt đới nên thời tiết sẽ khá mát mẻ, dễ chịu trong suốt cả ngày, vì vậy người Nhật cũng không cần tránh nắng vào buổi trưa.

Khẩu phần ăn nhiều tinh bột và lượng thức ăn lớn vào buổi trưa

Với người Việt, bữa trưa thường là một bữa nặng, hầu hết mọi người sẽ ăn rất no. Khi đó, cơ thể sẽ dành nhiều năng lượng để bộ máy tiêu hoá hoạt động, máu lên não ít hơn gây ra cảm giác buồn ngủ.

Ngoài ra, việc ăn nhiều tinh bột vào bữa trưa như bún, cơm, phở,…sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy tăng sản xuất insulin, hàm lượng tryptophan trong não tăng cao, được chuyển hóa thành serotonin và đây chính là nguyên nhân gây ra cơn buồn ngủ.

Văn hoá/thói quen ngủ trưa từ nhỏ

Trái ngược với Nhật Bản, trẻ em ở Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa, nhất là với những gia đình ở nông thôn. Thậm chí việc ngủ trưa còn có thể kéo dài từ 1 – 3 tiếng đồng hồ.

Thói quen ngủ trưa được giữ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành và dần hình thành nếp sống đặc trưng của người Việt.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link